Khi “giải cứu” từ lạ, hóa thành quen!
Người dân Hà Nội chung tay "giải cứu" củ cải | |
Củ cải đường và khả năng kiểm soát bệnh tật |
Không thể cứ mãi “giải cứu”
Những ngày đầu năm 2018, một lần nữa câu chuyện “được mùa, mất giá” lại diễn ra với người nông dân tại Hà Nội và Hải Dương, khi củ cải, su hào đồng loạt nằm trắng đồng mà không thể tiêu thụ. Theo những người nông dân ở (xã Tráng Việt, Mê Linh) chia sẻ, thời điểm thu hoạch vụ tháng 3 năm nay, củ cải trắng bán tại ruộng chỉ có giá từ 500 – 1.000 đồng/1kg.
Để nông sản không còn rơi vào cảnh giải cứu, việc thay đổi tư duy sản xuất và định hướng thị trường có vai trò rất quan trọng. |
Trong khi đó, dịp cận tết Nguyên đán 2018, giá củ cải bán tại ruộng có giá giao động từ 6.000 – 8.000 đồng/1kg. Với mức giá thu mua rẻ như hiện nay, nhiều hộ trồng củ cải phải “cắn răng” bán lỗ vốn, thậm chí nhiều gia đình không thể tiêu thụ đành ngậm ngùi nhổ bỏ.
Rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như người dân trồng củ cải ở Mê Linh, Hà Nội, ở Tứ Kỳ, Hải Dương nhiều người dân cũng đồng loạt nhổ bỏ su hào bởi giá bán tại ruộng chỉ được thu mua từ 200 – 300 đồng/1 củ, thậm chí nhiều hộ dân muốn bán nhưng không có người thu mua.
Theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển bền vững thì cần thiết phải có chính sách, hướng đi lâu dài. Trong khi đó, thực trạng phát triển nông sản Việt thời gian qua mặc dù được đầu tư rất lớn, nhưng điểm yếu cố hữu vẫn là sản xuất manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín. Đặc biệt, việc dự báo thông tin thị trường đối với người nông dân vẫn còn thiếu và yếu, đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng giải cứu nông sản diễn ra triền miên. Bên cạnh đó, để người nông dân thật sự yên tâm sau các vụ thu hoạch và ngành nông nghiệp phát triển bền vững, theo ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT), thì vấn đề phát triển xuất khẩu, khai thác thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp nông nghiệp cần được đặt ra nghiêm túc. Trong đó, cần nâng cao tính cạnh tranh cả về bề rộng và chiều sâu thị trường, giảm bớt mối đe dọa, những tác động tiêu cực không đáng có đối với nông sản trong nước. |
Nghịch lý ở chỗ, hiện tại các chợ dân sinh ở Hà Nội hay một số tỉnh thành lớn, thì giá su hào vẫn được các tiểu thương bán với giá giao động từ 2.000 – 3.000đồng/1 củ…Và để giải quyết những khó khăn trên, phương án “tối ưu” tiếp tục được các nhà quản lý đưa ra đó chính là “giải cứu”.
Trước thực trạng nông sản Việt rơi vào thảm cảnh phải giải cứu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa bao giờ và chưa khi nào nông sản Việt lại lâm vào cảnh bĩ cực như những năm gần đây. Thậm chí giải cứu gần như đã trở thành “hướng đi” của nông sản Việt mỗi khi bí bách đầu ra.
Không phải nói đâu xa, chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành NNPTNT đã phải đứng ra hô hào, kêu gọi người dân cả nước chung tay “giải cứu” thịt lợn, chuối, ớt…Trước đó, hàng loạt các loại nông sản như: Dưa hấu, tỏi, thanh long, vải thiều…cũng phải dựa vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để “thanh lý” hàng.
Việc nông sản Việt liên tục phải giải cứu không chỉ khiến các nhà chuyên môn, các nhà làm chính sách trong ngành nông nghiệp “đau đầu” tìm hướng giải quyết, mà còn khiến người nông dân lo lắng mỗi khi được mùa. Thế nhưng, nghĩ đi, nghĩ lại thì dường như giải cứu vẫn là câu chuyện đang được áp dụng nhiều nhất mỗi khi nông sản không tìm được đầu ra.
Thậm chí, vấn nạn giải cứu diễn ra thường xuyên đến mức giữa năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành phải chấm dứt tình trạng giải cứu nông sản. Thế nhưng, yêu cầu của Thủ tướng chưa được bao lâu thì đầu năm 2018, lại thêm 2 loại nông sản mới “xin” cầu cứu.
Tăng cường dự báo thông tin thị trường
Liên quan đến vấn đề rớt giá củ cải ở Hà Nội, ngay sau khi sự việc xảy ra, Sở NNPTNT Hà Nội đã họp bàn đưa ra phương án giải quyết. Được biết, hiện tại đã có một vài siêu thị ở Hà Nội “chung tay” giải cứu nông sản giúp người dân, theo đó, giá củ cải và su hào được thu mua đã nhích dần lên.
Đề cập nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội cho biết: Nguyên nhân chính bởi đây là thời điểm chuyển đổi cây trồng và hiện cả nước đều có tình trạng khủng hoảng thừa nông sản. Nguyên nhân thứ hai là sau Tết, nhu cầu nông sản cũng giảm đi nhiều. Đối với củ cải tại Mê Linh, ngành nông nghiệp đã kết nối nhiều doanh nghiệp đặt mua cả ruộng, do đó ngoài việc người dân thiệt hại, doanh nghiệp cũng bị thiệt hại nặng nề.
Cũng đề cập đến nguyên nhân khiến nông sản rớt giá những ngày qua, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho rằng, nguyên nhân là do thời điểm cuối vụ, củ cải và su hào bị quá lứa, già, xốp không thể bán được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản khác dẫn tới tình trạng bán chậm, thậm chí nhiều người dân chần chừ không bán chờ giá cao khiến nông sản tồn đọng. Tuy nhiên, lượng tồn đọng này ở mức thấp và chỉ xảy ra cục bộ không phải trên diện rộng.
Nguyên nhân đã rõ, giải pháp cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, điều khiến người nông dân cũng như các chuyên gia kinh tế nghi ngại đó là, liệu cách giải quyết này có thực sự lâu bền?. Lo lắng trên không phải là không có cơ sở bởi lẽ, nguy cơ tiềm ẩn bởi sự cạnh tranh nông sản từ thị trường Trung Quốc vẫn đang hiện hữu.
Thậm chí, ngay tại thị trường Việt Nam, một nguy cơ cạnh tranh gay gắt dễ dàng nhận thấy đó chính là nông sản đến từ Thái Lan. Nguy hiểm hơn khi một số hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam đã bị người Thái “thâu tóm”, khiến con đường của nông sản Việt vào các hệ thống phân phối này ngày càng gặp khó.
Theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển bền vững thì cần thiết phải có chính sách, hướng đi lâu dài. Trong khi đó, thực trạng phát triển nông sản Việt thời gian qua mặc dù được đầu tư rất lớn, nhưng điểm yếu cố hữu vẫn là sản xuất manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín.
Đặc biệt, việc dự báo thông tin thị trường đối với người nông dân vẫn còn thiếu và yếu, đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng giải cứu nông sản diễn ra triền miên.
Bên cạnh đó, để người nông dân thật sự yên tâm sau các vụ thu hoạch và ngành nông nghiệp phát triển bền vững, theo ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT), thì vấn đề phát triển xuất khẩu, khai thác thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp nông nghiệp cần được đặt ra nghiêm túc. Trong đó, cần nâng cao tính cạnh tranh cả về bề rộng và chiều sâu thị trường, qua đó, giảm bớt mối đe dọa, những tác động không đáng có lên nông sản trong nước.
Cùng chung quan điểm với ông Dũng, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, một trong những chỗ dựa quan trọng đối với việc phát triển nông sản đó chính là quy hoạch các vùng chuyên canh và dự báo mang tính định hướng thị trường qua từng thời điểm, từng năm. Tuy nhiên, hiện tính chính xác của những dự báo này vẫn đang là một dấu hỏi lớn?.
“Theo tôi, để xảy ra tình trạng như hiện nay phần lớn là do thiếu thông tin thị trường, thiếu tính định hướng của các cơ quan chức năng, mà cụ thể là ngành nông nghiệp. Thông tin thị trường tốt, không chỉ giúp định hướng cho người nông dân trong việc chủ động sản xuất, chủ động lựa chọn giống cây trồng, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn hàng. Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết theo chuỗi, xây dựng thương hiệu nông sản…làm được như vậy thì việc giải cứu nông sản mới có thể chấm dứt”, ông Phú cho hay.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28