Khi áo dài bị lạm dụng bởi hai từ “di sản”!
Áo dài Việt: Điểm nhấn Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh 2019 | |
Hai cha con nhà thiết kế Nhật Dũng giới thiệu áo dài “Di sản trong lòng đất" | |
Minh Tú diện áo dài Lãnh Mỹ A trình diễn xuất thần |
Áo dài có phải là di sản văn hóa phi vật thể?
Nhiều năm qua, các nhà thiết kế thời trang, đặc biệt là thời trang áo dài như Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung, Công Trí, Việt Hùng, Thuận Việt, Nhật Dũng… đã nỗ lực khôi phục hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam trong đời sống người Việt và cả với bạn bè thế giới.
Rất nhiều cuộc triển lãm tập thể và cá nhân về trang phục áo dài của họ được diễn ra hằng năm tại Việt Nam và một số quốc gia. Cộng đồng người Việt ở các quốc gia trên thế giới cũng rất ý thức vai trò "đại sứ" áo dài của người Việt làm đẹp hơn hình ảnh chiếc áo dài truyền thống Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Áo dài được coi là trang phục truyền thống Việt Nam (ảnh: Kiều Hạnh) |
Những năm gần đây, hầu hết các chương trình nghệ thuật cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp các tổ chức, đơn vị … đều không thể thiếu màn trình diễn áo dài. Người dẫn chương trình liên tục giới thiệu “áo dài, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh”, tuy nhiên, cho đến nay khó mà tìm thấy văn bản hay tư liệu nào về việc vinh danh này (có báo viết là vinh danh năm 2002).
Mới đây, Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cấp cao của UNESCO đã cho biết, trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân.
Như thế có nghĩa là “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó. Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới (nhân loại).
Như vậy, kể cả theo cách hiểu trước đây, Việt Nam có 12 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (thế giới)”, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hội Gióng, Hát xoan Phú Thọ, Ví giặm Nghệ Tĩnh, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt và Nghi lễ và trò chơi kéo co. Mới đây nhất, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tại Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không có áo dài trong danh sách này.
Lạm dụng hai chữ “di sản”
Mặc dù có hay không việc áo dài trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, thì việc lạm dụng hai chữ di sản đối với áo dài Việt đã trở nên rất phổ biến trong nhiều chương trình nghệ thuật.
Trình diễn áo dài của một nhà mốt trong một buổi tọa đàm về di sản (ảnh: Bảo Thoa) |
Nhiều tổ chức, cá nhân lấy danh nghĩa quảng bá, trình diễn “di sản” để biểu diễn những mẫu áo dài truyền thống, cách tân, cách điệu… giới thiệu “sản phẩm” của mình tới đông đảo công chúng, nhất là khi những chương trình này được các tổ chức xã hội thực hiện được sự quan tâm của truyền thông. Vô hình chung, những nhà mốt này có cơ hội quảng bá sản phẩm rộng rãi với mức độ phủ sóng lớn.
Không chỉ trình diễn trên sân khấu, nhiều hãng thời trang đã thực hiện việc “trao, tặng” áo dài (với danh nghĩa trao tặng “di sản”) cho các bảo tàng, các khu trưng bày, triển lãm, các chương trình phi lợi nhuận để rồi những sản phẩm này ngang nhiên chiếm một vị trí quan trọng ở những nơi dễ chiêm ngưỡng, dễ nhìn thấy.
Đơn cử, gần đây nhất, tại buổi Khai mạc Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam do Trung tâm UNESCO phát triển văn hóa và Thể thao Việt Nam tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long, sau màn trình diễn Hát Then, Bài chòi, Quan họ, Trống hội… được giới thiệu khá sơ sài, thì áo dài có hẳn một MC đứng lên sân khấu để giới thiệu màn trình diễn “di sản” dài lê thê, trong khi các người mẫu lần lượt trình diễn mẫu áo của các nhà mốt.
Những năm gần đây, hầu hết các chương trình nghệ thuật cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp các tổ chức, đơn vị … đều không thể thiếu màn trình diễn áo dài. Người dẫn chương trình liên tục giới thiệu “áo dài, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh”, tuy nhiên, cho đến nay khó mà tìm thấy văn bản hay tư liệu nào về việc vinh danh này. |
Mỗi mẫu áo dài đều được giới thiệu rất kỹ về ý tưởng sáng tạo, mẫu mã, tên nhà thiết kế… Điều đáng nói ở đây là một số người mẫu đã có màn trình diễn áo dài với … chân đất. Có lẽ, việc mặc trang phục truyền thống đi chân đất cũng không khác gì với việc mặc áo dài với quần bò, quần soóc… mà dư luận đã phản đối trước đây. Thiết nghĩ, nếu được coi là một di sản, thì có lẽ các nhà tổ chức chương trình cũng như nhà mốt cần đối xử nghiêm túc hơn với di sản này.
Tại một chương trình khác diễn ra ở khu phố cổ Hà Nội, sau buổi khai mạc cũng là những màn trình diễn áo dài mang danh “di sản phi vật thể” được giới thiệu kỹ lưỡng không khác gì một buổi trình diễn thời trang, chiếm đến hai phần ba chương trình. Nếu để “điểm danh” các “show” quảng cáo áo dài trá hình kiểu này thì có lẽ không đếm xuể. Việc lạm dụng áo dài, tự gắn thêm hai chữ “di sản” để quảng cáo trá hình vẫn đang tiếp tục diễn ra tràn lan.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiếc áo dài luôn là nét đẹp tâm hồn, gắn bó thủy chung với con người, trong khói lửa chiến tranh, trong lao động sản xuất, trong cuộc sống thường ngày và trở thành nguồn cảm hứng bất tận, là hình ảnh đi vào thơ, vào nhạc của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Dù cho chưa có một văn bản nào xác nhận áo dài là quốc phục của Việt Nam, nhưng nó đã được mặc định là “áo dài dân tộc”. Vì vậy, áo dài có tính biểu tượng rất cao, đồng thời nó cũng nâng lên lòng tự tôn dân tộc trong mỗi người khi mặc áo dài.
Không thể phủ nhận nhà nước, các tổ chức xã hội ở Việt Nam cùng nhiều nhà thiết kế áo dài đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ, phát huy, lan tỏa và tôn vinh trang phục đẹp đẽ và ý nghĩa này, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều những đơn vị, cá nhân lạm dụng áo dài để quảng bá trá hình tại các chương trình tôn vinh di sản với mục đích lợi nhuận.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Nhà thiết kế Trần Phương Hoa ra mắt bộ sưu tập mới tại Vancouver Fashion Week
Thời trang 29/10/2024 10:21
Ngọc Hân trình làng áo dài cùng bà, mẹ và dì trên sàn Catwalk
Thời trang 06/10/2024 10:29
Hấp dẫn, bộ sưu tập mang phong cách vượt thời gian của Uniqlo
Thời trang 30/08/2024 13:39
Dàn hoa hậu quốc tế hội ngộ trong show diễn của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Lan
Thời trang 30/06/2024 17:58
Phong cách thời trang của Lưu Diệc Phi trong "Câu chuyện Hoa Hồng"
Thời trang 13/06/2024 09:13
Dàn mẫu Tây diện váy cưới của nhà thiết kế Trần Phương Hoa
Thời trang 04/06/2024 08:33
Thanh Hằng làm đại sứ cho thương hiệu thời trang Elise
Thời trang 15/04/2024 15:00
Gu thời trang gợi cảm của Thiều Bảo Trâm
Thời trang 26/03/2024 19:05
Bella Vũ làm vedette cho bộ sưu tập lấy cảm hứng từ thánh địa Cát Tiên
Thời trang 22/01/2024 17:27