Khám phá trấn Bắc Thăng Long xưa

Đền Quán Thánh (đường Thanh Niên, Hà Nội) là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Di tích văn hóa hơn 300 năm tuổi này hiện thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
kham pha tran bac thang long xua Hà Nội sắp hoàn thành nhiều dự án cấp nước
kham pha tran bac thang long xua Tạo cơ hội việc làm bền vững cho nữ CNLĐ khu CN Bắc Thăng Long
kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán Thánh là một trong những ngôi đền cổ kính nhất ở Hà Nội.

Đền Quán Thánh được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Sau khi dời Đô về Thăng Long, vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – phúc thần của kinh thành.

Đền là một trong Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long): Thần Huyền Thiên trấn phía bắc, thần Bạch Mã trấn phía đông (đền Bạch Mã), thần Linh Lang trấn phía tây (đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn phía nam (đền Kim Liên).

kham pha tran bac thang long xua
Phía trước cổng Tam quan đền Quán Thánh.

Trải qua đời Trần, đền có tu sửa nhiều lần. Năm 1677, đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu đền. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và tặng một đồng tiền vàng cùng với một số vàng do các hoàng thân dâng cúng để đúc lại thành một cái vòng treo ở cổ tay tượng thần.

Năm 1856, bố chánh Sơn Tây, bố chánh Hà Nội, tri huyện Vĩnh Thuận đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình điều hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại 4 pho tượng đại nguyên soái. Năm 1893 đền được tu sửa lớn như diện mạo ngày nay.

kham pha tran bac thang long xua
Sau cổng Tam quan có hai tượng voi quỳ gối.

Đền Quán Thánh gồm các hạng mục: Tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung. Cổng ngoài của đền nằm trên lề đường Thanh Niên. Cổng có bốn cột trụ với tượng bốn con phượng hoàng đấu lưng với nhau và con nghê trên đỉnh.

Ở hai bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn. Phía trên là tượng đắp nổi hình cá hóa rồng. Ở các mặt trước và sau của bốn cột trụ được trang trí bởi những cặp câu đối đỏ trông rất nổi bật.

kham pha tran bac thang long xua
Văn bía tại đền Quán Thánh.

Sau cổng ngoài là tam quan có cấu tạo như một phương đình. Điều đặc biệt, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu. Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ, đã nuốt Mặt Trăng và Mặt Trời nên gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

Một số đền ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như đền Bạch Mã. Điều này nói lên phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt Nam.

kham pha tran bac thang long xua
Phía trước ba lớp nhà tiền đế có đắp hòn núi non bộ.

Tam quan của đền có ba cửa và hai tầng. Trên gác tam quan có quả chuông đồng cao 1.5m, nặng 1 tấn, được đúc vào năm 1677, triều đại vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông này đã đi vào ca dao với những câu thơ đậm chất trữ tình: “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

kham pha tran bac thang long xua
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong đền Quán Thánh là một công trình nghệ thuật độc đáo.

Qua tam quan, du khách sẽ đến với nhà bia bên trong đền. Nhà bia có lưu văn bia do Tiến sĩ Lê Hy Vinh (nguyên Học chính tỉnh Thanh Hóa) soạn, Nguyễn Văn Ninh (Lệ mục huyện Thọ Xương) trông coi việc khắc bia. Nội dung bia nói về các thời điểm trùng tu đền.

Trong đó có câu: “… Có thể làm cho giang sơn này đẹp hơn lên phải chăng chỉ có người Hà Nội? Dân khí đã hòa thì thần ban phúc cho. Điềm lành không đợi phải nói. Nay viết để khắc vào bia đá. Năm Tự Đức thứ 10 (1857) tháng 5, ngày tốt”.

kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán Thánh có nhiều cấu kiện chạm khắc rồng tinh xảo.

Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vuông), bên trong đặt bàn thờ với dòng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối.

Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Quán Thánh. Điều này nói lên lòng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

kham pha tran bac thang long xua
Điêu khắc rồng trang trí bờ nóc nhà tiền đế.

Qua sân bái rộng – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị cho nghi thức lễ đền – là đến cửa bái đường. Ở bậc tam cấp trước bái đường có hai lư hương lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ.

Ngoài hiên bái đường, bên trái đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên phải đắp nổi tượng cá hóa rồng. Ngoài ra, ở bên phải có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.

kham pha tran bac thang long xua
Chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ hai vẫn còn được lưu giữ ở đền Quán Thánh.

Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng thần được đặt ở hậu cung.

Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.

kham pha tran bac thang long xua
Cổng tam quan đền Quán Thánh được trang trí cầu kỳ.

Tại nhà bái đường còn một pho tượng nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy.

Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ quyên tiền để đúc thành. Chiếc khánh có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m.

kham pha tran bac thang long xua
Cổng tam quan đền Quán Thánh chụp từ phía trong.">Cổng tam quan đền Quán Thánh chụp từ phía trong.

Ngoài nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ hoành phi câu đối viết bằng chữ Hán. Tác giả của các bài thơ này là những người đạt khoa bảng cao như: Thám hoa, Bảng nhãn, Bố chánh, Đốc học,… trong đó có cả thơ của vua Minh Mạng.

Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền, các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới... được chạm khắc một cách tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán thánh được coi là một quần thể kiến trúc đẹp của Thủ đô Hà Nội hôm nay.

Cũng như đền đình Kim Liên, đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.

Theo Hồ Hạ/ kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau lượt trận đầu tiên của vòng bảng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Ronaldo thắng kiện Juventus

Ronaldo thắng kiện Juventus

(LĐTĐ) Theo The Athletic, Liên đoàn Bóng đá Italy (FIGC) yêu cầu Juventus trả cho Cristiano Ronaldo 9,7 triệu euro.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động