Khám phá ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ở Hưng Yên
Đầu Xuân khám phá nét văn hoá đặc sắc quê lúa Thái Bình | |
Khám phá ẩm thực trứ danh cùng văn hóa, giải trí đặc sắc của nước Pháp tại Hà Nội | |
Khám phá kiến trúc hiếm có của ngôi đình gần 600 tuổi |
Ngôi đền tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đền được dựng theo phong cách kiến trúc đình, đền của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên.
Một góc đền Đậu An |
Theo thần tích lưu giữ tại đền, xưa kia làng Chạ Xá (An Xá ngày nay) là một vùng đất sình lầy, hoang vu, có nhiều thú dữ. Vào năm thứ hai trước Công Nguyên, Ngọc Hoàng đã phái Thiên tiên, Địa tiên và Ngũ Lão Tiên ông xuống hạ giới hướng dẫn dân lành diệt thú dữ, khai phá vùng sình lầy này để trồng lúa nước, đồng thời dựng đền Thụy Ứng Quán để cầu Trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Để tưởng nhớ công ơn của Ngọc Hoàng, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên, người dân địa phương đã trùng tu, mở rộng đền thành đền Đậu An để thờ phụng vua cha Ngọc Hoàng và các vị thần.
Đền Đậu An có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 tòa tiền tế, thượng điện và hậu cung. Chất liệu tạo nên ngôi đền được tạc từ những khối đá nguyên khối. Phần lớn nguyên liệu làm đền là từ gỗ lim nhưng tại cung Đệ nhất và Đệ nhị của tòa thượng điện lại được làm bằng đá, có tấm nặng tới hàng chục tấn được các nghệ nhân và thợ thủ công đương thời chạm khắc long cuốn tinh xảo từ cột trụ, câu đối, hoành phi tới bức tường.
Trải qua bao biến động của lịch sử cùng với thời gian, ngôi đền vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay. Ngoài kiểu kiến trúc cổ kính, đền Đậu An còn lưu giữ được nhiều di tích cổ có giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ. Nổi bật và đặc sắc nhất phải kể đến tòa tháp Cửu trùng (chín tầng tháp cổ) bằng đất nung được xây dựng từ thời Lý - Trần.
Tương truyền đây là ngọn tháp có lối kiến trúc và họa tiết khá độc đáo. Người dân trong xã cho rằng tháp cao chín tầng biểu thị chín tầng mây cao vời vợi của chốn thần tiên, là con đường “thăng thiên, giáng trần” của Ngọc Hoàng thượng đế và các đấng thiên thần, là nơi giao hòa giữa trời và đất.
Bên cạnh đó, đền Đậu An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử mà phần lễ hội hàng năm cũng có nhiều điều thú vị và khác biệt. Hàng năm, từ mùng 6 - 12/4 (âm lịch), lễ hội được diễn ra với các nghi lễ truyền thống, làm náo nức lòng người gần xa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Tin khác
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Tin mới 25/12/2024 08:34
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15