Huyện Mỹ Đức tập trung khắc phục hậu quả thiên tai
Huyện Mỹ Đức: Sẵn sàng thực hiện các biện pháp ứng phó ảnh hưởng do mưa, bão Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão Huyện Mỹ Đức: Tiếp tục khắc phục hậu quả sau bão |
Báo cáo tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa, lũ, huyện đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo. Lãnh đạo huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện xuống cơ sở kiểm tra, chỉ đạo các xã, thị trấn di dời người và tài sản từ nơi có nguy cơ ngập, úng, sạt lở đất đến nơi an toàn, bảo đảm đời sống nhân dân...
Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mỹ Đức. |
Các xã, thị trấn đã huy động hơn 3.760 người, 33 ô tô các loại, 13 máy xúc, 2 cưa máy, 20 thuyền, hơn 1.720m3 cát và 590m3 đất, 40.500 bao tải… khắc phục các sự cố đê Mỹ Hà đoạn xã Hương Sơn, An Phú, An Tiến; chống tràn trên các tuyến đê, các trạm bơm; cắt tỉa cây xanh bị đổ, gãy trên các tuyến đường giao thông; khắc phục sự cố do bão gây ra tại các trạm bơm: Phù Lưu Tế, Xuy Xá, Đại Nghĩa, Phúc Lâm… Các đơn vị công an, quân đội huy động 135 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dân xã An Phú thu hoạch hơn 40ha lúa mùa; 700 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dân xã An Phú đắp đê Đồng Chiêm…
Về thiệt hại, tính đến sáng 12/9, bão lũ xảy ra trên địa huyện làm 2.598ha lúa, 385,9ha hoa màu bị đổ, ngập; 25.259 cây ăn quả và 7.247 cây bóng mát, cây lấy gỗ bị đổ, gãy; 89 chuồng trại chăn nuôi và 75 ngôi nhà cấp 4 bị đổ, sập, tốc mái; 3 trường học tại xã Hương Sơn bị ngập; 4 trường học ở xã Hương Sơn, Phùng Xá, An Phú phải cho học sinh nghỉ học để bảo an toàn… Bên cạnh đó, 695 hộ dân sinh sống ở vùng trũng, ven sông, ngoài đê bị nước tràn vào nhà; 324 hộ dân trong vùng thấp trũng bị ngập nhà ở phải di dời đến nơi an toàn.
Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương của Mỹ Đức tiếp tục ứng trực phòng, chống sạt lở, mưa, lũ rừng ngang; rà soát, di dời các hộ dân bị úng ngập, có nguy cơ đến nơi an toàn; rà soát, thống kê thiệt hại, khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra. Để giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Mỹ Đức đề xuất Thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp đê Mỹ Hà, các trạm bơm: Đốc Tín, An Phú, Phù Lưu Tế 1, Tân Độ, Áng Thượng…
Sau khi kiểm tra thực tế tình hình úng ngập tại các xã: An Phú, An Tiến Hương Sơn, Trung tướng Nguyễn Hải Trung đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt, tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức trong công tác phòng, chống thiên tai. Nhận định diễn biến mưa lũ còn phức tạp, Trung tướng Nguyễn Hải Trung đề nghị huyện Mỹ Đức tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên; tập trung ứng phó các nguy cơ do mưa lớn, lũ rừng ngang gây ra; bảo đảm an toàn tính mạng, đời sống người dân.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mỹ Đức tiếp tục thực hiện sơ tán dân sinh sống ở vùng bãi ven sông, khu vực trũng thấp có nguy cơ cao xảy ra ngập úng đến các vị trí an toàn để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân; chuẩn bị đầy đủ, cung cấp các điều kiện sinh hoạt về thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tại các địa điểm sơ tán, không để ai bị thiếu cơm ăn, áo mặc, không có chỗ ở. Đồng thời, triển khai ngay trên thực tế các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm, phương án đảm bảo an toàn công trình theo phương châm “4 tại chỗ”, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực xảy ra sự cố, trọng điểm xung yếu, sẵn sàng ứng phó với diễn biến của mưa bão, úng ngập…
Cũng trong sáng 12/9, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Hương Sơn. Báo cáo tại buổi kiểm tra trực tiếp tại điểm Đê Hội Xá và Đền Trình, lãnh đạo xã Hương Sơn cho biết, Hương Sơn có tổng 13km đê bao, đường giao thông 419 giáp với sông đáy 3km. Đảng ủy xã đã chỉ đạo Ban chỉ đạo, các tiểu ban, cụm PCTT&TKCN, cơ sở thôn, xóm tổ chức ứng trực 24/24h, thường xuyên kiểm tra và nắm bắt tình hình mưa, ngập úng trên địa bàn xã để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Đoàn kiểm tra chỉ đạo công tác ứng phó lũ lụt, khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Hương Sơn. |
Theo phương châm “4 tại chỗ”, cùng với sự vào cuộc của toàn dân xã đảm bảo chống tràn 13km đê cao, 1km đường 419 giáp sông Đáy không cho nước vào làng, có đoạn xử lý bằng cát, đất trên 1,5m (sử dụng 600m3 cát, 50.000 bao tải cát, 15 ô tô, máy xúc; 300 xuồng đò các dụng cụ phục vụ cho công tác phòng, chống lụt bão. Cả hệ thống chính trị, nhân dân tích cực ủng hộ cho công tác phòng, chống thiên tai, toàn xã đã huy động trên 3.000 người tham gia. Nhiều người dân xã Hương Sơn cũng cho biết: Ngay khi có thông báo của xã, của thôn trên đài truyền thanh, bất chấp mưa gió, đêm tối, người dân đã tích cực cùng các lực lượng tham gia đắp đê, các tường bao quanh Bến Yến vào Đền Trình chỉ mong được góp sức để bảo vệ làng xóm mình trước mưa lũ.
Tuy nhiên, hiện xã có khoảng 300ha diện tích lúa mùa ngập không thu hoạch được; rau màu: 43,55 ha; gia súc, gia cầm bị thiệt hại do mưa bão, ngập úng: 4.512 con; tổng thiệt hại về tài sản của nhân dân khoảng 170 tỷ đồng. Dù địa phương cũng đang phải chịu nhiều hậu quả của thiên tai nhưng với tấm lòng chung tay cùng nhân dân cả nước, xã đã bố trí 4 xe cẩu hỗ trợ 850 chiếc xuồng, đò, 350 lái đò đi hỗ trợ các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, các quận, huyện trong thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng chung tay của nhân dân xã Hương Sơn trong công tác phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo xã Hương Sơn huy động các lực lượng bảo vệ tuyến đê Mỹ Hà qua địa bàn thôn Hội Xá, chống tràn đê, thường xuyên kiểm tra các tuyến đê đặc biệt là những chỗ có mạch đùn, mạch sủi để kịp thời có biện pháp xử lý; các lực lượng tại địa phương cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt sát tình hình, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người; cử người canh gác, theo dõi sát mực nước để tham mưu phương án kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57