Huyện Mê Linh: Kiểm soát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thành phố trong việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, huyện Mê Linh đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân và hộ kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tuân thủ các quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, tiến hành xử lý, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định.
Huyện Mê Linh: Hàng ăn, quán cà phê tuân thủ đúng chỉ đạo của Thành phố Huyện Mê Linh xác định được 31 trường hợp F1 và F2 tại xã Hoàng Kim Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động

Các dịch vụ không thiết yếu tuân thủ nghiêm quy định

Chiều 12/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 14/CĐ-UBND về quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Công điện nêu rõ, từ 0h ngày 13/7/2021, Hà Nội dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu; thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Huyện Mê Linh: Kiểm soát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng
Quán ăn Quang Linh (xã Tiến Thịnh) dừng phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về.

Ngay khi Công điện được ban hành, các quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã ra quân tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thành phố. Theo ghi nhận của phóng viên tại huyện Mê Linh, các hàng ăn, quán cà phê đã dừng bán tại chỗ. Do không được bán tại chỗ nên lượng khách mua đồ ăn mang đi khá thưa thớt, chủ yếu là khách vãng lai và lái xe đường dài. Từ sáng 13/7, quán cơm Quang Linh (xã Tiến Thịnh) đã tạm dừng bán hàng tại chỗ và chuyển sang bán mang về, tuân thủ đúng quy định của các cấp chính quyền huyện Mê Linh cũng như Thành phố. Theo đó, khách đến mua đồ ăn mang đi phải đeo khẩu khẩu trang, sát khuẩn tay và đảm bảo giãn cách.

Chủ hàng ăn Quang Linh chia sẻ, trong đợt dịch này hàng ăn của gia đình anh bị ảnh hưởng tương đối lớn. Thời điểm trước chưa có dịch bệnh, mỗi ngày gia đình bán được hơn trăm suất cơm. Khi bán mang về, mỗi ngày chỉ bán được khoảng chừng 20 suất. Trong khi đó, mỗi tháng, gia đình anh thuê mặt bằng chi phí khoảng 3 triệu. Dù thiệt hại lớn nhưng gia đình anh vẫn phải duy trì quán ăn để giữ khách. “Xã chỉ đạo tạm dừng bán hàng tại chỗ nên phải tuân thủ nghiêm túc. Thời điểm hiện tại các loại hình dịch vụ đang gặp khá nhiều khó khăn, do đó, tôi mong muốn Thành phố sớm khoanh vùng và có các biện pháp khống chế dịch bệnh để các loại hình kinh doanh sớm được hoạt động bình thường trở lại”, chủ quán cơm Quang Linh chia sẻ.

Thực hiện chỉ đạo của xã Hoàng Kim, các cửa hàng cắt tóc, gội đầu cũng đã đóng cửa theo đúng chỉ đạo. Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Sinh Hùng (chủ tiệm cắt tóc, spa) tại xã Hoàng Kim cho biết, khi biết tin Thành phố đóng cửa các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu, trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vợ chồng anh chị đã đóng cửa quán từ sáng 13/7. Ý thức được tình hình dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, nhất là khi người dân từ vùng dịch trở về, do đó, vợ chồng anh Hùng đã chủ động đóng cửa, không để địa phương phải nhắc nhở. “Sau nhiều đợt tạm dừng hoạt động, cửa hàng của hai vợ chồng ít cũng chịu nhiều bị ảnh hưởng do mất tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, với thời điểm hiện tại thì đây là biện pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho các cấp, ngành khống chế dịch bệnh”, anh Hùng nói.

Huyện Mê Linh: Kiểm soát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng
Các quán bia hơi trên địa bàn xã Hoàng Kim tiếp tục đóng cửa. Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tạm dừng hoạt động từ sáng 13/7.

Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Tiến Thịnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thịnh Trần Anh Tân cho biết, ngay khi nhận được Công điện của Thành phố và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, xã Tiến Thịnh đã yêu cầu các cơ sở dịch vụ kinh doanh không thiết yếu ký cam kết tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Theo đó, ngay từ sáng 13/7, các hộ kinh doanh hàng ăn, uống trong nhà đã tạm dừng phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về. Các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, thể dục thể thao cũng đã dừng toàn bộ.

“Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã, nhất là khi các lao động từ vùng dịch trở về, xã Tiến Thịnh đã phát huy vai trò của các Tổ Covid cộng đồng. Hàng ngày, 5 Tổ Covid cộng đồng do Công an, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, nhân viên y tế làm Tổ trưởng sẽ nhận thông tin từ các nhóm do Tổ quản lý và báo cáo tình hình với xã, từ đó xã sẽ tổng hợp số liệu để báo cáo với huyện. Cùng đó, lực lượng chức năng xã cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát tuyên truyền nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch” - ông Tân cho biết.

Tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm

Cũng theo khảo sát của phóng viên, không chỉ có xã Tiến Thịnh, Hoàng Kim đang thực hiện tốt Công điện 14 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố mà các xã như: Chu Phan, Thạch Đà, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt, Mê Linh… đã và đang triển khai tốt các quy định phòng, chống dịch bệnh. Với sự chủ động vào cuộc của các xã, thị trấn và sự đồng lòng của người dân, công tác phòng, chống dịch tại huyện Mê Linh đang được triển khai hiệu quả.

Theo ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, thực hiện Công điện số 14 của Ủy ban nhân dân Thành phố, trong những ngày vừa qua huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Cụ thể, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền liên tục trên hệ thống loa truyền thanh từ 3 đến 5 lần/ngày. Các tổ tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, đội thanh niên tình nguyện liên tục tổ chức tuyên truyền lưu động vào các giờ cao điểm trên các trục đường chính, các khu dân cư, tổ dân phố về các nội dung Công điện 14.

Cùng đó, huyện cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức ký cam kết đến từng cơ sở cam kết thực hiện nghiêm việc tạm dừng hoạt động; giao Trưởng Công an huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, xử lý, giải tỏa các chợ tạm, chợ cóc, các cơ sở thuộc diện tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch. Để đảm bảo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh; trực tiếp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, các đoàn kiểm tra của Huyện ủy thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các xã.

Huyện Mê Linh: Kiểm soát chặt chẽ, không để dịch lây lan trong cộng đồng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại cửa hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn thị trấn Quang Minh.

Kết quả việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn huyện Mê Linh tính đến ngày 16/7 cho thấy các xã, thị trấn đã làm tốt Chỉ thị của Thành phố cũng như của huyện. “Qua kiểm tra, các cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố. Các chợ tạm chợ cóc, bán hàng rong, quán nước trà đá vỉa hè... cơ bản đã được giải tỏa dừng hoạt động”- ông Khương cho biết.

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, huyện Mê Linh cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ ngày 12/7/2021 đến nay, huyện đã xử phạt 14 trường hợp không đeo khẩu trang khi ra ngoài, 4 cơ sở không tạm dừng hoạt động với số tiền 64 triệu đồng. Lũy kế từ ngày 29/4 đến nay đã xử phạt 75 cá nhân, cơ sở vi phạm quy định về phòng, chống dịch, với số tiền 157.100.000 đồng; từ đầu năm đến nay xử phạt 136 trường hợp với số tiền 309.100.000 đồng.

Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh Lê Văn Khương, trong thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng và “Tổ An toàn Covid-19”, góp phấn kiểm soát chặt chẽ tình dịch trên địa bàn. Theo đó, các thành viên các Tổ là người trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát di biến động của từng người dân, kịp thời phát hiện sớm nhất các trường hợp có liên quan dịch tễ thông báo cho chính quyền, cơ quan y tế để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý hiệu quả.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo Thành phố, của Huyện ủy và của Ủy ban nhân dân huyện, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy về công tác phòng, chống dịch.

“Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, huyện sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh. Trong đó, chỉ đạo rà soát, truy vết triệt để, kịp thời, không bỏ sót tất cả các trường hợp F1, F2, người liên quan đến các bệnh nhân mắc Covid-19 để kịp thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý theo quy định. Cùng đó, huyện giao các đoàn thể, các xã, thị trấn phát động phong trào toàn dân phát giác, khai báo và tổ chức rà soát triệt để, không bỏ sót bất ký trường hợp nào về từ các vùng dịch để thực hiện cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng” - ông Khương nhấn mạnh.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động