Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm, trước mức độ đe dọa của cơn bão số 3 (cơn bão YAGI), Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm đã ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 4/9/2024 về ứng phó với bão số 3 và mưa lũ Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 7/9/2024 về tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024 cùng nhiều văn bản chỉ đạo liên quan công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân tại khu vực sạt lở; thực hiện cứu trợ, đảm bảo đời sống nhân dân do ảnh hưởng của bão số 3; chủ động phòng chống úng ngập trong sản xuất nông nghiệp...
Trong đó, UBND huyện chỉ đạo UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin, cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; tăng cường kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình (đặc biệt các công trình đang thi công), chủ động đối phó kịp thời với mọi diễn biến của bão, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân ở những vùng trũng, thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Dự báo đường đi của bão số 3. Ảnh minh họa. |
Huyện yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão và mưa lũ do bão; tăng cường tổ chức kiểm tra đảm bảo an toàn đê điều, công trình xung yếu, tiêu thoát nước trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Huyện cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm, Xí nghiệp thoát nước số 5 và các đơn vị liên quan sẵn sàng phương án đảm bảo tiêu thoát úng trên địa bàn; bảo vệ diện tích cây trồng; diện tích nuôi trồng thủy sản; bảo vệ tài sản của Nhà nước; tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng huy động 100% quân số các phòng, ban, đơn vị trực tăng cường ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Đặc biệt, lãnh đạo UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện và các Tiểu ban đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại hiện trường, các trọng điểm, xung yếu, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm và các đơn vị liên quan triển khai vận hành các trạm bơm phục vụ tiêu thoát nước trên địa bàn.
Hiện nay, Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm đang vận hành 16 máy bơm tiêu thoát nước đệm. Các đơn vị Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Công ty Điện lực Gia Lâm, Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm, Xí nghiệp Thoát nước số 5, Hạt Quản lý đê số 12... và các phòng, ban liên quan sẵn sàng ứng trực triển khai công tác ứng phó bão số 3.
Với sự chủ động ứng phó của huyện, đến chiều ngày 7/9, trên địa bàn huyện không có ngập úng khu vực sản xuất cũng như đô thị, không có sự cố đê điều, cũng như không có thiệt hại về người.
Để tiếp tục chủ động trong công tác ứng phó với bão số 3, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện tiếp tục chỉ đạo Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm, Xí nghiệp Thoát nước số 5 phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp vận hành các trạm bơm đảm bảo việc tiêu thoát nước trên địa bàn; kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Huyện cũng chỉ đạo các phòng, ban ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các phương án ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Tin khác
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 14:40
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |