Huyện Ba Vì đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch năm 2022
Ngày mai (16/4) khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 Đưa Ba Vì phát triển xứng đáng là địa bàn trọng điểm du lịch của Thủ đô |
Thúc đẩy hoạt động du lịch năm 2022
Khai trương du lịch Ba Vì năm 2022 là hoạt động văn hóa du lịch hấp dẫn nhằm quảng bá, giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế về các sản phẩm Du lịch Ba Vì. Qua đó, tăng cường giao lưu, xúc tiến, mở rộng hợp tác, mở rộng thị trường và liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của Huyện với các địa phương khách trong toàn quốc.
Khai trương du lịch Ba Vì năm 2022 diễn ra tại Khu du lịch Ao Vua sáng ngày 16/4. |
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, chương trình khai trương du lịch năm 2022 với chủ đề: “Ba Vì, trải nghiệm xanh – an toàn”, được tổ chức tại khu du lịch Ao Vua. Ngoài việc bố trí cảnh quan hợp lý để giới thiệu các sản phẩm du lịch, Ban Tổ chức còn bố trí khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Trong đó có gian hàng sản phẩm sữa của Công ty cổ phần sữa Quốc tế IDP.
Tại đây có hoạt động trình diễn và trưng bày hộp sữa khổng lồ và giới thiệu sản phẩm sữa Ba Vì, gian triển lãm nhỏ của làng họa sĩ Cổ Đô, gian hàng của đồng bào dân tộc Mường, Dao và các sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp Ba Vì.
"Thông qua chương trình, phóng sự, cảnh quan buổi lễ, quý vị cũng đã cảm nhận được sự quyết tâm mang đến cho du khách một mùa du lịch xanh và an toàn khi đến Ba Vì", ông Hưng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (ngoài cùng bên phải) chúc mừng Lễ khai trương du lịch Ba Vì năm 2022. |
Có mặt tại buổi lễ, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì và cùng các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện đã phối hợp phát triển du lịch trong suốt thời gian qua.
Sự kiện khai trương du lịch Ba Vì năm 2022 cũng là cơ hội để các công ty lữ hành, Trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh có thể ký kết, trao đổi sản phẩm với các đơn vị du lịch của Ba Vì.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng phát biểu tại buổi lễ. |
Trao đổi với PV Lao động Thủ đô, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua Nguyễn Mạnh Thản cho biết, việc Khu du lịch Ao Vua được tổ chức đăng cai khai trương du lịch năm 2022 huyện Ba Vì là một điều rất tự hào đối với Khu du lịch sau 2 năm đóng cửa vì dịch Covid-19. Đây cũng sẽ là hình mẫu để các doanh nghiệp thay đổi tư duy và nâng cấp nguồn lực phục vụ du lịch về đổi mới các sản phẩm cho khách hàng…
Nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm thú vị
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, Ba Vì là vùng đất có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, thác, suối, sông, hồ gắn liền với các địa chỉ du lịch được nhiều du khách biết đến.
Trong đó có: Vườn quốc gia Ba Vì; Du lịch Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà,... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì.
Sẽ có nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm thú vị về du lịch tại huyện Ba Vì trong năm 2022. |
Ngoài ra, du khách có thể tham quan du lịch tại Bản Coôc - Minh Quang với Lễ hội “Chợ phiên Mường - Dao Ba Vì”. Đây là một hoạt động chợ phiên, trải nghiệm văn hóa Mường - Dao Ba Vì (tục vác nước đầu xuân của già làng Mường, văn hóa ẩm thực dân tộc; Văn hóa chiêng Mường; Tìm hiểu Bộ lịch cổ đại người Mường Việt Nam…).
Về du lịch nông nghiệp, Ba Vì cũng các hoạt động trải nghiệm, tham quan như vườn chè, vườn thuốc nam dân tộc Dao… vào tuần đầu tháng 4 hàng năm và duy trì một số hoạt động chợ phiên vào thứ bảy, chủ nhật.
Huyện Ba Vì đã thu hút được rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm du lịch trong những năm qua. |
Du lịch Bản Coôc - Minh Quang sẽ tổ chức “Lễ hội Cơm mới” vào dịp 5/5 và 10/10 Âm lịch, đúng dịp cúng cơm mới truyền thống của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ: Các hoạt động chế biến nông sản và hội thi nấu cơm ngày mùa mừng cơm mới gắn với các hoạt động của chợ phiên và các hoạt động tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn (cụm di tích…).
Tại Vườn Quốc gia Ba Vì có “Lễ hội khinh khí cầu” gắn với hoạt động trải nghiệm và trình diễn hoa dã quỳ: Con đường hoa; lều hoa; carnaval hoa dã quỳ diễn ra vào tháng 11 hàng năm.
Tại các điểm du lịch trên địa bàn các xã Minh Quang, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, du khách sẽ được trải nghiệm sản phẩm văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường (văn hóa chiêng Mường, trang phục dân tộc, ẩm thực dân tộc Mường); các hoạt động trải nghiệm (trồng rau, chế biến nông sản thủ công truyền thống; Gắn với hoạt động sản xuất các sản phẩm OCOP của nhân dân như vườn chè Phú Yên, mô hình trồng bưởi…
Với du lịch văn hoá tâm linh, huyện Ba Vì cũng là một điểm đến không thể bỏ qua. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử thì vùng đất Ba Vì ngày nay có vào thời Hùng Vương dựng nước thuộc bộ lạc Văn Lang, miền đất từ núi Tản, sông Đà sang đến Sông Hồng. Là miền mà truyền thuyết cổ tích thời các vua Hùng hiện còn nhiều nhất. Vì đó tương truyền là trường hoạt động của Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh, mà qua bao thế kỷ vẫn được suy tôn là một trong các vị tứ bất tử, “thượng đẳng tối linh thần”, đệ nhất phúc thần của toàn quốc và toàn dân.
Ba Vì có mật độ các di tích lịch sử văn hóa dày đặc như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, Khu di tích K9, Cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Đình Thụy Phiêu,... gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như: Tản Viên Sơn Thánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
Bên cạnh đó, hệ thống các di tích liên quan đến các danh nhân trong lịch sử phong kiến Việt Nam cũng rất nhiều như: Nhà thờ Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Sư Mạnh ở xã Cổ Đô; Nhà thờ Tiến sĩ, Thượng thư Trần Thế Vinh ở xã Phú Châu; khu Di tích Miếu Mèn thuộc thôn Nam An, xã Cam Thượng; Khu di tích này thờ bà Man Thiện, mẹ của Hai Bà Trưng; Đền Bà Chúa Đá Đen... Có thể thấy với khối lượng di tích đồ sộ được công nhận như vậy, Du lịch Ba Vì hứa hẹn nhiều điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách.
Hiện nay, huyện Ba Vì là một trong những địa chỉ tham quan trải nghiệm du lịch nông nghiệp được du khách thủ đô quan tâm: Trang Trại Đồng Quê (Bavi Homestead), Hợp tác xã cổ phần nông trại xanh, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì xã Vân Hòa; Gia Trịnh ecofarm, Nông trang vui vẻ xã Yên Bài…
Sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng vùng đất Ba Vì là sữa bò. |
Đến với Ba Vì, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu, được hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi lành cũng như có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn hoá đồng quê Việt Nam như: cấy lúa, bắt cá, cua, ốc bằng những dụng cụ làm bằng tre, trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn..
Vùng đất của khám phá ký ức di sản
Trên núi Ba Vì, từ những năm 1932 - 1944, người Pháp đã tiến hành xây dựng một thị trấn và khu nghỉ mát cách đây gần 100 năm.
Ở đây bao gồm các cụm điểm: Cốt 400 với rừng thông bạt ngàn với thảm cỏ xanh mướt; cốt 600 có khu phế tích của người Pháp với những công trình kiến trúc kỳ vĩ; lên độ cao khoảng 800m, rẽ phải, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp.
Sự tồn tại của gần 200 nền phế tích mà người Pháp để lại, hiện vẫn còn nguyên lớp tường đổ nát, rêu phong nằm rải rác giữa núi rừng Ba Vì. Những vẻ đẹp hoang sơ dễ làm mê hoặc lòng người, nhất là những ai muốn tìm kiếm dấu tích của cái đẹp... Đó chính là lý do để Ba Vì trở thành điểm đến của không ít nhiếp ảnh gia và những bạn trẻ mê khám phá, chụp ảnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57