Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã cho ra mắt “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”. Đây như một nguồn tài liệu tham khảo bổ ích hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý tội phạm về động vật hoang dã cũng như xử lý các tang vật là động vật hoang dã bị tịch thu.  
huong dan thuc thi phap luat ve bao ve dong vat hoang da Cứu hộ 46 cá thể động vật hoang dã trong tháng 6
huong dan thuc thi phap luat ve bao ve dong vat hoang da Bị kết án 15 tháng tù treo vì buôn bán 8 móng gấu
huong dan thuc thi phap luat ve bao ve dong vat hoang da Triển khai hiệu quả công tác cứu hộ động vật hoang dã
huong dan thuc thi phap luat ve bao ve dong vat hoang da
Việc thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải được thực hiện nghiêm minh (Nguồn ảnh ENV)

Hướng dẫn thực thi pháp luật về động vật hoang dã của ENV được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2018, với sự ra đời của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) trong đó nâng mức hình phạt với tội phạm về động vật hoang dã lên đến 15 năm tù đối với cá nhân. Tại thời điểm ra mắt, tài liệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan chức năng về nội dung và ý nghĩa của tài liệu.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mới được Chính phủ ban hành về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cũng như xử lý vi phạm hành chính liên quan đến động vật hoang dã trong năm 2019, ENV đã quyết định chỉnh lý toàn diện tài liệu này để đảm bảo cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu tài liệu.

Nội dung chính của tài liệu bao gồm hướng dẫn xử lý vi phạm và hướng dẫn xử lý tang vật bị tịch thu. Trong đó, đối với hướng dẫn xử lý vi phạm, ENV đã chia vi phạm ra từng trường hợp cụ thể tương ứng với danh mục loài động vật hoang dã, tính chất vụ việc khác nhau, từ đó gợi ý biện pháp xử lý phù hợp nhất dựa trên các cơ sở pháp lý.

Theo ENV, trong tháng 7/2019, 1000 bản “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã” đã được phát hành miễn phí đến cơ quan chức năng địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước.

Đặc biệt, bên cạnh các hướng dẫn xử lý vi phạm cụ thể cùng danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấm, quý, hiếm cần bảo vệ, danh mục các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã, ENV đã bổ sung thêm phần hướng dẫn sử dụng tài liệu nhằm giúp các cơ quan dễ dàng tra cứu, sử dụng tài liệu một cách hiệu quả.

ENV hy vọng ấn phẩm sẽ phần nào hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc áp dụng quy định, chế tài trong từng trường hợp vi phạm cụ thể để không bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường răn đe với các đối tượng khác. Ngoài ra, ấn phẩm này cũng có thể đồng hành cùng các chuyên gia hoạt động trong ngành bảo tồn như một tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyên gia phổ biến cách bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc

Chuyên gia phổ biến cách bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”, người lao động huyện Thanh Oai đã được các chuyên gia giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, chế độ chăm sóc sức khỏe lao động, các bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, thời giờ làm việc...
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

(LĐTĐ) Sáng 6/5, mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng lượng khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn rất đông. Thậm chí, có thời điểm Bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa để điều tiết lượng khách.
Sân bay Điện Biên đón khoảng 1.000 khách/ngày vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sân bay Điện Biên đón khoảng 1.000 khách/ngày vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng khách đi và đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày tăng gấp 5 lần ngày thường.
Tạo điều kiện để người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo

Tạo điều kiện để người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo

(LĐTĐ) Thời gian qua, với những giải pháp chỉ đạo, quan tâm, động viên kịp thời của các cấp Công đoàn quận Tây Hồ đã khích lệ được sức sáng tạo của người lao động, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận và Thủ đô. Các sáng kiến của đoàn viên, công nhân lao động được áp dụng vào công tác và sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm lợi cho doanh nghiệp, đơn vị.
Huyện Phú Xuyên tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Phú Xuyên tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân những đóng góp, hy sinh to lớn của các chiến sĩ Điện Biên Phủ.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Oai đã tổ chức đồng diễn dân vũ và tọa đàm về “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...

Tin khác

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Xem thêm
Phiên bản di động