Hồi ức một thời để nhớ!

(LĐTĐ) Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, với tư cách là Tổng Biên tập đầu tiên, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ của báo Lao động Thủ đô. Chúng tôi tự hào vì tờ báo Lao động Thủ đô được khởi nguồn từ tâm huyết, yêu thương của những cán bộ Công đoàn Thủ đô…
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm, chúc mừng báo Lao động Thủ đô Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn, trong giai đoạn thời kỳ đổi mới Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đã quyết định, phải có một tờ báo riêng là tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Thủ đô. Từ những nhu cầu thực tế đó, ngày 1/4/1993 báo Lao động Thủ đô đã chính thức ra mắt bạn đọc.

Hồi ức một thời để nhớ!
Ông Nguyễn Thành Văn (ngoài cùng bên phải ảnh) cùng Ban Biên tập, cán bộ, đoàn viên tại Đại hội Công đoàn báo Lao động Thủ đô lần thứ II.

Ngay từ khi ra đời, báo Lao động Thủ đô đã trở thành người bạn gần gũi với cán bộ công đoàn và người lao động. Tờ báo như một nhịp cầu nối Công đoàn với công nhân lao động, phản ánh kịp thời những vi phạm, vướng mắc liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động tại các doanh nghiệp. Nhiều bài báo sau đó đã có được kết quả tốt, kịp thời, khiến chủ doanh nghiệp phải từ bỏ nhiều quy định bất hợp lý với người lao động. Qua đó, đưa báo Lao động Thủ đô lên một tầm cao mới và ngày càng trở nên cần thiết với công nhân lao động lúc bấy giờ.

Tôi còn nhớ, khi chính thức phát hành số báo đầu tiên, báo Lao động Thủ đô đã nhận được sự quan tâm, cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình từ các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở. Khi đó, mỗi kỳ báo phát hành, Chủ tịch các Công đoàn cơ sở thường đích thân đến tận tòa soạn để mang báo về phát cho công nhân lao động.

Nhờ có sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình của các cấp công đoàn, doanh nghiệp và người lao động, tờ báo Lao động Thủ đô ngày càng có tiếng nói và tác động trực tiếp đến tổ chức Công đoàn và mọi người đều nhận định, tờ báo ra đời là cần thiết. Hoạt động công đoàn đặt ra thời điểm đó rất mới mẻ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, báo Lao động Thủ đô đã bám sát và phản ánh kịp thời những vấn đề thực tiễn mang lại lợi ích cho công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, đồng thời tạo nên mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa người lao động và chủ sử dụng lao động theo quy định của Nhà nước.

Chúng tôi có cảm nhận, những ngày phát hành báo là ngày hội của cán bộ Công đoàn. Tòa soạn bỗng trở nên đông vui, nhộn nhịp, ai nấy đều trân trọng, nâng niu từng số báo còn thơm phức mùi mực in, rồi họ chở “con tinh thần” bằng những chiếc xe máy của mình tản đi về các ngả đường.

Nhờ có sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình của các cấp Công đoàn, doanh nghiệp và người lao động, tờ báo Lao động Thủ đô ngày càng có tiếng nói và tác động trực tiếp đến tổ chức Công đoàn và mọi người đều nhận định, tờ báo ra đời là cần thiết.

Hoạt động công đoàn đặt ra thời điểm đó rất mới mẻ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, báo Lao động Thủ đô đã bám sát và phản ánh kịp thời những vấn đề thực tiễn mang lại lợi ích cho công nhân lao động và chủ doanh nghiệp, đồng thời tạo nên mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa người lao động và chủ sử dụng lao động theo quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, trước tình hình phát triển mạnh mẽ của tổ chức Công đoàn, Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước, thì rất nhiều các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp tư nhân cũng ra đời và thành lập tổ chức Công đoàn. Vì vậy, hoạt động công đoàn và công nhân đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Làm sao để đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động ở cơ sở và các doanh nghiệp tư nhân? Đó là câu hỏi đặt ra với những người làm báo chúng tôi thời điểm đó.

Khó khăn là vậy, nhưng do nhận thức đúng đắn về vai trò, đường lối và định hướng phát triển ngay từ những ngày đầu ra mắt, báo Lao động Thủ đô đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng. Với phóng viên, ngoài việc bám sát cơ sở, phản ánh thông tin kịp thời những thành tích, cách làm hay, tấm gương điển hình tiêu biểu của công nhân lao động và tổ chức Công đoàn, thì còn phải làm tốt vai trò là tiếng nói, đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Có thể nói, không chỉ bây giờ mà trước đây cũng vậy, làm báo rất khó khăn, đặc biệt làm báo trong nền kinh tế thị trường càng khó khăn và phức tạp hơn. Vì thế, để báo Lao động Thủ đô thực sự phát triển và nhận được sự quan tâm của độc giả cũng như người lao động, thì Báo phải đảm bảo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích để làm sao không chạy theo lợi nhuận, không chạy theo cách làm báo giật gân, câu khách, mà phải đi vào đúng tiêu chí đấu tranh bảo vệ người lao động.

Trong giai đoạn hiện nay, làm báo phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn, vì thế, để khẳng định vị thế của mình, đòi hỏi Báo phải có lượng thông tin tốt, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường… Thế nhưng, với những gì báo Lao động Thủ đô hiện nay đã và đang làm được tôi thấy rằng, các Tổng Biên tập thế hệ sau đã có nhiều sáng tạo, tâm huyết trong việc duy trì và phát triển tờ báo. Qua đó, không chỉ giữ vững truyền thống của báo Lao động Thủ đô, mà còn đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của bạn đọc, của công nhân lao động và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.

Nguyễn Thành Văn (Nguyên Tổng Biên tập đầu tiên)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

(LĐTĐ) Ngày 6/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM nhiệm vụ, giải pháp”.
Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

(LĐTĐ) Chưa khi nào tội phạm công nghệ cao lại diễn biến phức tạp như hiện nay. Cảnh báo, tuyên truyền rất nhiều trên đủ các phương tiện truyền thông nhưng người dân vẫn “sập bẫy” của tội phạm lừa đảo này.
Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

(LĐTĐ) Hai tuần sau sự kiện 1.500 người nộp hồ sơ bốc thăm suất mua 149 căn hộ nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; những câu chuyện mang chủ đề “nhà ở xã hội” vẫn tiếp tục thu hút dư luận khi lần lượt các dự án mới được công bố. Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Câu chuyện học phí đại học

Câu chuyện học phí đại học

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề tự chủ đại học, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho hay, hiện nay, học phí đại học đang tăng lên rất cao.
Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

(LĐTĐ) Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 7, 8/6/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan về Đại hội tại các Công đoàn cơ sở.
Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có trường hợp người đi lao động ở nước ngoài bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài.

Tin khác

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có trường hợp người đi lao động ở nước ngoài bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải nguyên nhân dẫn đến rút bảo hiểm một lần

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lý giải nguyên nhân dẫn đến rút bảo hiểm một lần

(LĐTĐ) Một trong nhiều vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, là về tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc, làm gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Chủ tịch Quốc hội: Trả lời chất vấn rõ nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục

Chủ tịch Quốc hội: Trả lời chất vấn rõ nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục

(LĐTĐ) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu cân nhắc, lựa chọn, nêu câu hỏi gọn, rõ ràng; các vị bộ trưởng, trưởng ngành giải trình rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khoảng 506.000 người lao động mất việc, giãn việc, thiếu việc

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Khoảng 506.000 người lao động mất việc, giãn việc, thiếu việc

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 của Việt Nam so với các quốc gia ở ngưỡng thấp. Ngày 26/5 đã có thống kê, báo cáo chính thức, số mất việc, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng, yếu tố khác là khoảng 506.000 người, trong đó, khoảng 270.000 người mất việc.
Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(LĐTĐ) Hôm nay (6/6), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5. Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Hà Nội hướng đến nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hà Nội hướng đến nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã khảo sát thực tế và chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và bảo đảm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Nên mở phạm vi cho người lao động thuộc diện phải đóng thuế thu nhập được mua nhà ở xã hội

Nên mở phạm vi cho người lao động thuộc diện phải đóng thuế thu nhập được mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nên mở phạm vi cho người lao động thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân được mua nhà ở xã hội là hợp lý. Bởi hiện nay ngưỡng đóng thuế thu nhập thấp, trong khi họ phải đóng mức giảm trừ gia cảnh (vợ con), đáng lẽ ra cần phải biểu dương trong xã hội.
Tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, kiểm soát chặt an toàn hệ thống

Tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, kiểm soát chặt an toàn hệ thống

(LĐTĐ) Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD); tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo.
Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6, các đại biểu cơ bản tán thành với tờ trình và dự thảo luật, nhất trí với sự cần thiết ban hành luật theo quy trình tại một kỳ họp. Đồng thời lưu ý về việc rà soát, làm rõ nhiều nội dung cụ thể của Luật để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với định hướng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Công an nhân dân.
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Xem thêm
Phiên bản di động