Hoàn thiện hành lang pháp lý để hoạt động từ thiện minh bạch

(LĐTĐ) Lợi dụng từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là thủ đoạn mới, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra những cảnh báo cũng như xử lý nghiêm khắc những kẻ lừa đảo. Thế nhưng, vẫn không ít người bị lừa. Điều đáng nói, các hành vi lừa đảo này không chỉ chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân, mà còn bào mòn đi niềm tin về các nghĩa cử từ thiện vốn nhân văn, tốt đẹp.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội Cần quản lý chặt các hoạt động từ thiện

Từ những vụ điển hình

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Cao Thị Hoài về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác, từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021, Hoài đã chiếm đoạt tài sản của 688 nhà hảo tâm với tổng số tiền gần 261 triệu đồng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để hoạt động từ thiện minh bạch
Cao Thị Hoài bị bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: CQCA

Tham gia mạng xã hội Facebook, Cao Thị Hoài đọc được thông tin một cá nhân ở tỉnh Bình Thuận đang làm công việc thiện nguyện thu gom, mai táng cho những hài nhi xấu số bị bỏ rơi. Thấy trang cá nhân này khi chia sẻ bài viết, hình ảnh về hoạt động thiện nguyện thu được lượng tương tác rất cao và nhiều nhà hảo tâm để lại bình luận sẵn sàng hỗ trợ kinh phí, Hoài nảy sinh ý định lừa đảo.

Hoài lập tài khoản facebook “Trần Mai Thu Thảo” (sau đổi tên thành Mai Mai), giới thiệu bản thân đang làm việc tại phòng khám và điều trị “Tâm an đường”, đặt slogan là “Bảo vệ mạng sống cho các con”. Sau đó, Hoài vào những trang Fanpage, Facebook của những người đang làm thiện nguyện cho trẻ sơ sinh thương vong, lựa chọn hình ảnh thương tâm về những thai nhi xấu số rồi đăng lên trang Facebook Mai Mai, đồng thời, kêu gọi mọi người phát tâm, quyên góp tiền để mua đất, vật tư phục vụ mai táng cho những thai nhi xấu số. Ở mỗi bài đăng, Facebook Mai Mai cũng đưa những hình ảnh đang xây dựng mộ phần cho các bé để mọi người nhầm tưởng đó là sự thật…

Trước những hình ảnh thương tâm, câu chuyện cảm động, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021, Facebook Mai Mai đã có hàng nghìn lượt tương tác. Đồng thời, gần 700 người từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã gửi tiền ủng hộ từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng mỗi người, để “chung tay” cùng Hoài lo hậu sự cho các thai nhi… Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ thiện của các nhà hảo tâm, Cao Thị Hoài không chuyển cho bất cứ cá nhân, gia đình nào cần giúp đỡ hay tổ chức từ thiện nào mà sử dụng để chi tiêu cá nhân… Những hình ảnh về chôn cất hài nhi xấu số, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo đều do Hoài sao chép trên mạng internet, chỉnh sửa lại nội dung rồi đăng tải...

Thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng tình thương của người khác để chiếm đoạt tài sản như Cao Thị Hoài không phải là mới. Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng công an trong cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều Fanpage Facebook giả mạo hoạt động từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như Fanpage “Chia sẻ vì người nghèo”, “Hỗ trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”… Theo Bộ Công an, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là tạo lập các trang mạng xã hội, sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được Nhà nước cho phép, rồi đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.

Để tăng độ tin cậy, nhiều đối tượng đã tập hợp các bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải để dẫn nguồn trên Fanpage, Facebook khiến người đọc tin tưởng, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập, quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận tiền được các nhà hảo tâm chuyển đến, các đối tượng đã không làm từ thiện mà sử dụng chi tiêu cá nhân, hoặc chỉ chuyển một phần rất nhỏ để làm hình ảnh, nhằm tiếp tục kêu gọi người dân đóng góp...

Cần hành lang pháp lý đảm bảo sự minh bạch

Để tránh bị lừa đảo, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội. Khi muốn giúp đỡ, cần thận trọng tìm hiểu rõ thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ đang điều trị để kiểm chứng. Trước khi quyết định gửi tiền cho các cá nhân vận động từ thiện trên mạng xã hội, cần xem xét người đưa ra những lời kêu gọi này có uy tín, có thật sự làm từ thiện hay không… Đồng thời, nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức để ủy quyền làm từ thiện.

Hoạt động kêu gọi từ thiện hiện được điều chỉnh bởi các quy định của Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Theo đó, việc vận động, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền, hàng đóng góp phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai. Đồng thời, nghiêm cấm sử dụng hoạt động thiện nguyện để vụ lợi; nghiêm cấm gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt tiền, hàng do các cá nhân, tổ chức quyên góp…

Trên thực tế, việc người dân kêu gọi quyên góp và đứng ra tiếp nhận, quản lý, phân phát tiền, quà từ thiện được hiểu là ủy quyền thực hiện việc tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy các đối tượng có hành vi kêu gọi từ thiện nhưng sau đó nhận tiền, tài sản rồi không thực hiện các hoạt động từ thiện như đã hứa mà chiếm đoạt, thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Nghị định này cũng nêu rõ các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm: “Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép”.

Trong thực tế, bên cạnh tình trạng lừa đảo, lạm dụng từ thiện để trục lợi cá nhân, còn xảy ra tình trạng người làm từ thiện phân phối tiền, tài sản từ thiện không chuyên nghiệp, dẫn đến chồng chéo, và khó minh bạch thông tin... Hậu quả của việc lạm dụng, lừa đảo để chiếm đoạt tiền, tài sản từ thiện đang làm xói mòn lòng tin của cộng đồng, gây nên e ngại, nghi ngờ, tâm lý không muốn tham gia vào hoạt động từ thiện nữa. Dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, cần hỗ trợ sẽ khó nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh các hành vi lạm dụng từ thiện để lừa đảo, còn cần tạo hành lang pháp lý phù hợp cho các hoạt động thiện nguyện. Đến nay, sau hơn 10 năm thi hành, Nghị định 64/2008/NĐ-CP” về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” đã bộc lộ nhiều bất cập, cần được sửa đổi.

Hiện, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Nghị định mới cần quy định rõ ràng, cụ thể các nội dung về hoạt động từ thiện, làm rõ đối tượng được phép kêu gọi vận động từ thiện, việc sử dụng, chi từ thiện như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Từ đó, góp phần minh bạch và tạo điều kiện cho hoạt động từ thiện được thực hiện hiệu quả, ý nghĩa./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Xem thêm
Phiên bản di động