Hà Nội vượt hơn 20% kế hoạch năm về giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Năm 2022, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 203.000 lao động, đạt 126,9% kế hoạch năm, tăng 13% so với năm 2021.
Hà Nội đã đạt trên 122% về giải quyết việc làm Gần 38.000 lao động ở Đà Nẵng được giải quyết việc làm Thúc đẩy giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thủ đô

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, thị trường lao động việc làm của thành phố Hà Nội đã sôi động trở lại; được ghi dấu bởi sự phục hồi và phát triển mạnh từ tháng 3, khi Thành phố đã dần thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 với phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm nhiều so với năm 2021.

Nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt cùng với nỗ lực không ngừng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế của toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, thị trường lao động của thành phố Hà Nội phục hồi tương đối nhanh, chất lượng việc làm ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Kết quả trong năm 2022, Thành phố giải quyết việc làm cho 203.027/160.000 lao động, đạt 126,9% Kế hoạch năm, tăng 23.379 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó có 62.700 lao động được xét duyệt vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng; đưa 5.258 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; giải quyết việc làm cho 18.327 lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm; tự tạo việc làm và tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố là 116.742 lao động.

Hà Nội vượt hơn 20% kế hoạch năm về giải quyết việc làm
Kết nối việc làm tại phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2022. Ảnh: Lương Hằng.

Tuy nhiên, cũng theo Sở LĐTBXH Hà Nội, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn 2 năm đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề, dẫn đến tình hình việc làm và thu nhập của người lao động có chiều hướng giảm.

Theo số liệu thống kê từ các quận, huyện, thị xã, tính đến ngày 15/11/2022, có 31 doanh nghiệp phải giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với 13.016 lao động; trong đó, có 10.374 lao động bị giảm giờ làm, 2.642 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (với 6 đơn vị cắt giảm trên 100 lao động). Có 1.017 người lao động bị nợ lương với số tiền nợ 9,977 tỷ đồng. Riêng khu công nghiệp và chế xuất có 7 doanh nghiệp sử dụng 6.148 lao động phải giảm giờ làm của người lao động hoặc buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19", Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường lao động; các phòng LĐTBXH tại mỗi địa phương cũng đã hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động đúng quy định; Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là đối với những người mất việc làm. Đến nay, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường.

Ông Nguyễn Tây Nam - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, năm 2023 Thành phố đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 162.000 lao động trên địa bàn, tăng 2.000 người so với năm 2022 (năm 2022 mục tiêu tạo việc làm cho 160.000 lao động).

Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp được đề ra là Thành phố sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm, hỗ trợ tạo việc làm trong nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng đó, Thành phố chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn đồng thời tiếp tục quan tâm, bố trí bổ sung nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội để cho vay giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Thành phố cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ; nghiên cứu phát triển các thị trường mới ở Châu Âu, Châu Mỹ đồng thời củng cố các thị trường truyền thống thông qua việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp...

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục triển khai tổ chức các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững; đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm; xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch việc làm Hà Nội; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp...

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 12h ngày 17/9 tại căn nhà cấp 4, số 9B, hẻm 75/16, tổ 24, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Cột khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét khiến nhiều người hoảng loạn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Sau khoảng 20 phút đám cháy được khống chế.
Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

(LĐTĐ) Qua ước tính thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư khoảng 130 tỷ đồng (trên 30 vị trí sạt lở đất lấp đường sắt; trên 40 vị trí ngập nước, trôi nền đường, nền đá; hàng trăm vị trí cây, vật kiến trúc đổ vào đường sắt, đường dây thông tin tín hiệu).
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) quyết định hoãn tổ chức sự kiện lễ kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Phối hợp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Phối hợp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm và ngành Giáo dục quận đã phối hợp, tập trung chỉ đạo tổ chức Công đoàn tham gia công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành, xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Tin khác

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động