Hà Nội: Phấn đấu thu nhập của nông dân đạt 80 triệu đồng/người/năm
Xây dựng Nông thôn mới gắn với đô thị hóa
Tiếp tục chương trình Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã quán triệt tới các đại biểu Chương trình số 10-CTr/TU "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 04-CTr/TU "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến quán triệt nội dung các Chương trình công tác của Thành ủy |
Về Chương trình số 04-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, mục tiêu bao trùm là xây dựng Nông thôn mới cần thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc; Nông thôn mới phồn vinh, văn minh và hiện đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, phù hợp theo tiêu chí đô thị; Kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ và bền vững, trình độ sản xuất tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao…
Đề cập đến các chỉ tiêu cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong nhiệm kỳ này, Hà Nội phấn đấu 100% các huyện, các xã đạt chuẩn Nông thôn mới; trong đó 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm từ 2,5-3,0%. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%. Trên 2.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng. Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch... Ngoài ra, thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi sâu phân tích 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong xây dựng Nông thôn mới; 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, cùng với 5 nhiệm vụ, giải pháp trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Hình ảnh tại điểm cầu huyện Thanh Oai tham gia hội nghị trực tuyến |
Trong đó, Thành phố sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng phát triển đô thị; tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, với tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư khoảng 92.680 tỷ đồng.
Đặc biệt, Thành phố sẽ đột phá cải thiện về môi trường kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến sâu…
Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng
Quán triệt nội dung Chương trình số 10-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Chương trình được xây dựng và kế thừa những kết quả của Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020".
Theo đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, trong nhiệm kỳ vừa qua, Chương trình số 07-CTr/TU đã được Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản và đạt được kết quả quan trọng, toàn diện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật được chú trọng bằng nhiều hình thức.
Hình ảnh tại điểm cầu quận Đống Đa tham gia hội nghị trực tuyến |
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các tố cáo liên quan đến tham nhũng, tiêu cực đã được thành phố tập trung chỉ đạo, giải quyết, đạt được kết quả tích cực. Thành phố cũng đã kiên trì thực hiện mục tiêu "kiềm chế, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí", góp phần quan trọng giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong triển khai thực hiện. Từ đó, nêu rõ những mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 được nêu tại Chương trình số 10-CTr/TU.
Theo đó, mục tiêu của Chương trình là phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện tốt quan điểm "không thể", "không dám", "không muốn" và "không cần" tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội…
Hình ảnh tại điểm cầu phường Thanh Xuân Bắc tham gia hội nghị trực tuyến |
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, không ngừng, không nghỉ ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài và phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa ở tất cả các lĩnh vực; Chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng quán triệt rõ 3 nhóm chỉ tiêu (về phòng ngừa, về phát hiện, xử lý và về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) cùng với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm: Vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu; Công tác tuyên truyền, giáo dục; Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các quy định theo thẩm quyền thành phố; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; Phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan phòng chống tham nhũng; Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25