Hà Nội: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu thực thi nhiệm vụ trong phân cấp, ủy quyền
Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính |
Chiều 10/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để bàn các giải pháp triển khai thực hiện.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Phạm Quí Tiên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Ngày 28/7/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Quyết định số 2951-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội với 21 thành viên.
Theo Quyết định này, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố theo Kết luận số 52-KL/TU ngày 7/7/2022 kết luận Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII, Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 30/6/2022 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII).
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cùng đại diện các đơn vị đã tập trung thảo luận về các nội dung quan trọng của Đề án và nghị quyết thay thế Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 3/8/2016 của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong đó các đại biểu nhấn mạnh rằng, việc phân cấp, ủy quyền phải bảo đảm hiệu quả và có tính khả thi. Đồng thời, tiếp cận vấn đề với tư duy đổi mới, đột phá; xác định phân cấp, ủy quyền là một nội dung quan trọng gắn với cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức, người dân trên địa bàn Thủ đô.
Việc phân cấp, ủy quyền cần phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Thành phố; gắn với tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn thực thi; vấn đề phân cấp cần đồng bộ về quản lý Nhà nước trước, trong và sau đầu tư của một số lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, các đại biểu cho rằng việc triển khai Đề án cần nghiên cứu, tập trung vào công tác ủy quyền, nhất là đối với những nhiệm vụ, thủ tục hành chính do các sở, ngành đang thực hiện. Việc phân cấp, ủy quyền cần tăng cường cho các quận, huyện, cơ quan, đơn vị có khả năng và điều kiện làm tốt, đồng thời phải bảo đảm đồng bộ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật của từng đơn vị.
Toàn cảnh cuộc họp. |
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh ghi nhận các ý kiến phát biểu của các địa phương, đơn vị từ thực tiễn; đồng thời nhấn mạnh việc phân cấp, ủy quyền cần dựa trên nguyên tắc được nêu rõ trong Quyết định số 2951-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Trong đó, nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cần phải làm từng bước, có thể thí điểm đối với một số lĩnh vực, một số địa bàn phù hợp, vừa bảo đảm tính ổn định vừa tính đến yếu tố đổi mới, rõ trách nhiệm gắn với công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ.
Việc xây dựng quy định phân cấp, ủy quyền theo tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn và cần phải được thực hiện quyết liệt theo phương châm “từ trên xuống” trên cơ sở đề xuất “từ dưới lên”.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo khi xây dựng Đề án cần tính toán kỹ các tác động đến người dân, trong đó những việc gì có lợi cho người dân thì cần ưu tiên làm trước, đặc biệt là những vấn đề dân sinh thiết thực.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến để sớm hoàn thiện Đề án trình Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13