Hà Nội kiến nghị sửa luật để gỡ vướng trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

(LĐTĐ) Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người có án tích được quy định là 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy định này quá ngắn, nhất là với những trường hợp công dân có nhiều án tích và Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp lại chưa cập nhật đầy đủ thông tin, dẫn đến việc giải quyết thủ tục này bị chậm trễ...
Hà Nội: Người dân nộp, nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp qua bưu chính công ích Tiếp nhận, giải quyết hơn 24 nghìn hồ sơ thủ tục hành chính Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính liên quan đến lý lịch tư pháp

Quá hạn vì phải xác minh nhiều nơi

Trước đây, thủ tục xóa án tích thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Từ năm 2017, theo quy định của Bộ luật Hình sự, được giao về cho các Sở Tư pháp thực hiện. Theo đó, những người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp yêu cầu tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi mình thường trú.

Theo quy định hiện hành, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trong trường hợp thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, thì Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu lý lịch tư pháp và thời gian giải quyết là trong 15 ngày.

Tuy nhiên, quy định về thời hạn này đang “gây khó” cho các Sở Tư pháp. Vì, nhiều trường hợp phải xác minh tại nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí đến 5 - 7 cơ quan và kết quả phúc đáp của các cơ quan liên quan chậm trễ thì Sở Tư pháp không thể cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân đúng thời hạn. Dẫn đến, người bị nhận kết quả trễ hẹn không tránh khỏi “phiền lòng”.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, thành phố Hà Nội đă tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của khoảng 34.791 lượt công dân, tổ chức; đã giải quyết xong và cấp 34.845 phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó, số phiếu lý lịch tư pháp cấp sớm và đúng thời hạn quy định là 34.563 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 99,34%), trả quá hạn là 222 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,64%) và có 6 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,02%) quá hạn nhưng chưa có kết quả.

Hà Nội kiến nghị sửa luật để gỡ vướng trong cấp phiếu lý lịch tư pháp
Người dân làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Bộ phận một cửa Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trước thời điểm giãn cách xã hội

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: “Gần 0,6% số hồ sơ quá hạn và chưa có kết quả này là do không có thông tin, phải xác minh thêm. Trong 15 ngày làm việc, Sở Tư pháp không thể cấp phiếu lý lịch tư pháp đúng thời hạn được với những trường hợp công dân có án tích, cần phải xác minh nhiều nơi”.

Cần tách xóa án tích thành thủ tục riêng

Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội - ông Đặng Thạch Bích cho biết, trong cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân có án tích, có hai trường hợp xảy ra. Đó là công dân có án tích nhưng khi làm hồ sơ, họ không khai báo và Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa có dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc dữ liệu chưa đầy đủ thông tin và trường hợp công dân nộp đủ tài liệu hồ sơ xóa án tích, Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã có đủ thông tin về án tích của họ. Với cả hai trường hợp này, Sở Tư pháp đều phải tiến hành xác minh tiếp theo quy định.

Trước hết, Sở Tư pháp xác minh tại nơi công dân cư trú xem ngoài án tích đã lưu hồ sơ, họ có phạm tội mới không. Nếu công dân này cư trú nhiều nơi khác nhau, thì phải xác minh theo từng giai đoạn. “Có người có 2 án tích nhưng khi nộp hồ sơ chỉ kê khai có 1, có người bảo “tôi tưởng án tích thì được tự động xóa”. Nhiều công dân hộ khẩu một nơi, nhưng sống ở nhiều nơi khác nhau, có nơi thì đăng ký tạm trú, nơi không... nên việc xác minh tốn rất nhiều thời gian”, ông Bích cho biết.

Với những trường hợp có án tích nhưng hồ sơ chưa có bản án, Sở Tư pháp phải gửi công văn sang Tòa án đã xét xử công dân này để lấy bản án, khi có bản án thì xem xét công dân đó đã chấp hành xong các quyết định của bản án chưa như nộp án phí, bồi thường dân sự (nếu có). Nếu phải bồi thường, lại phải xác minh tại cơ quan Thi hành án Dân sự xem người đó đã chấp hành xong các quyết định bồi thường chưa. Rồi xác minh bên Công an để xác nhận đã chấp hành xong hình phạt và có giấy chứng nhận chưa...

Ngoài ra, còn có trường hợp cơ quan Công an đã bắt, lập danh chỉ bản, nhưng hồ sơ không thể hiện kết quả xử lý cuối cùng, nên lại phải tiếp tục xác minh xem kết quả xử lý như thế nào, phạt hành chính hay đình chỉ, đề nghị truy tố... để có cơ sở cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân.

“Từ bất cập này, thành phố Hà Nội đề xuất cần sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp, quy định xóa án tích là một thủ tục hành chính riêng để phù hợp với thực tiễn quản lý”, bà Phạm Thị Thanh Hương cho biết. Đồng quan điểm, ông Đặng Thạch Bích cho rằng, ngoài việc tách xóa án tích thành một thủ tục hành chính riêng, còn cần xác định rõ thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc để phù hợp với thực tiễn.

Những năm gần đây, nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của người dân khá lớn, nhất là vào mùa tuyển sinh đại học, thi, xét tuyển công chức, viên chức... Sở Tư pháp Hà Nội lại tiếp nhận hàng trăm yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mỗi ngày. Đáng quan tâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho hay, đang có tình trạng yêu cầu người dân phải cung cấp phiếu lý lịch tư pháp không thật sự cần thiết. “Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... yêu cầu người dân phải nộp lý lịch tư pháp, ngay cả chỉ để làm shipper... Điều này gây vất vả cho cán bộ, tốn thời gian, công sức cho người dân”, bà Hương nói.

Từ thực tế trên cho thấy, đề xuất của thành phố Hà Nội về việc tách xóa án tích thành một thủ tịch riêng biệt và quy định thời hạn giải quyết phù hợp là cần thiết, để đảm bảo cho các Sở Tư pháp có đủ thời gian để xác minh, giải quyết việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân, không gây nên tình trạng bức xúc vì chậm trễ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích... thậm chí mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn, có nguy cơ gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Làm thế nào để hạn chế thấp nhất những “vấn nạn” này? Đặc biệt, để những đứa trẻ trở thành người có ích chứ không phải là gánh nặng cho xã hội.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó có việc điều chỉnh các mức trừ điểm Giấy phép lái xe do vi phạm nồng độ cồn so với bản dự thảo trước.
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chiêu trò lừa đảo mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dân, điều đáng nói là các đối tượng mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị “sập bẫy”.
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… nên đã đăng tin tuyển dụng việc làm “ảo” trên các trang mạng xã hội. Với hình thức lừa đảo tinh vi, không ít người lao động ở Hà Nội đã rơi vào “bẫy” việc làm online để rồi tiền mất, thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

(LĐTĐ) Những ngày qua, sự việc vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là do “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách. Trong đó, việc không quy định, hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng với các hình thức lựa chọn nhà thầu, khiến doanh nghiệp lợi dụng ban hành hạn mức cao hơn so với quy định của Luật Đấu thầu, từ đó gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù

(LĐTĐ) Một số cá nhân kinh doanh lương thực, thực phẩm thiết yếu lợi dụng mưa bão thực hiện hành vi găm hàng, tạo ra tình trạng khan hiếm, khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ.
Xem thêm
Phiên bản di động