​​Hà Nội dự kiến dành hơn 304 nghìn tỷ đồng để đầu tư công trung hạn 5 năm tới

(LĐTĐ) Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của toàn thành phố Hà Nội là 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp Thành phố là hơn 218.962,7 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2021 – 2025 Người dân đánh giá cao việc lãnh đạo Thành phố rất quan tâm công tác an sinh xã hội Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa

Chiều 22/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội đã xem xét Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trình bày, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của toàn Thành phố Hà Nội là 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp Thành phố là hơn 218.962,7 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.

Về nguyên tắc bố trí vốn và thứ tự ưu tiên, Thành phố xác định thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương. Đồng thời, phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, đảm bảo đầu tư không dàn trải, tập trung vào các dự án quan trọng, cần thiết, sớm phát huy hiệu quả; cắt giảm những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

​​Hà Nội dự kiến dành hơn 304 nghìn tỷ đồng để đầu tư công trung hạn 5 năm tới
Các đại biểu tham dự kỳ họp tại điểm cầu HĐND Thành phố

Thành phố tập trung thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo 38 nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội 5 năm của HĐND Thành phố và 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội. Cụ thể, Chương trình số 03-Ctr/TU của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025 và Chương trình 05-Ctr/TU của Thành ủy về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đối khí hậu.

Trong đó, Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị. Cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng để thực hiện 255 dự án. Thành phố cũng dành một khoản kinh phí cho 14 dự án lớn đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Phương án phân bổ ưu tiên đầu tư theo đúng định hướng đầu tư ngành giao thông và mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội như các đường Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4…; Các cầu lớn qua sông (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát); Các trục hướng tâm, liên kết vùng (quốc lộ 6, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 21B, đường nối từ cao tốc Láng - Hòa Lạc với đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình); Các trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung và các đường tỉnh lộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trong lĩnh vực thoát nước, chống úng ngập, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, ngân sách Thành phố cân đối bố trí hơn 13.704 tỷ đồng đầu tư 24 dự án. TP cũng dành một khoản kinh phí cho 9 dự án bố trí vốn hàng năm. Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, Hà Nội cân đối bố trí vốn 6.200 tỷ đồng.

Đối với các nhóm chỉ tiêu về kinh tế, bên cạnh nguồn vốn xã hội hóa, Thành phố chỉ đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng đối với lĩnh vực thương mại (cân đối 160 tỷ đồng để thực hiện 1 dự án) và lĩnh vực công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế (cân đối 130 tỷ đồng thực hiện 1 dự án). Để nâng cao tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn đê điều và hồ đập, ngân sách bố trí gần 9.572 tỷ đồng để thực hiện 138 dự án và dành kinh phí cho 3 dự án lớn bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, phấn đấu hết năm 2025 tất cả các trường công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Ngân sách Thành phố cân đối 2.286 tỷ đồng để thực hiện 48 dự án thuộc nhiệm vụ chi Thành phố; dành mọi khoản kinh phí dự kiến đầu tư 5 trường liên cấp có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực. Thành phố cũng hỗ trợ cấp huyện, thị xã đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học và THCS thuộc quản lý đầu tư cấp huyện đến năm 2025 hoàn thành 100% chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, đầu tư 11 dự án về đào tạo nghề, trong đó phân bổ chi tiết 644,2 tỷ đồng cho 6 dự án và dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng Trường Đại học Thủ đô được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Trong lĩnh vực y tế, cùng với xã hội hóa, ngân sách Thành phố cân đối 3.001 tỷ đồng để thực hiện 16 dự án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/1 vạn dân.

Lĩnh vực văn hóa thông tin và thể dục, thể thao, ngân sách cân đối bố trí hơn 2.650,2 tỷ đồng để thực hiện 26 dự án về phát triển văn hóa, thể thao trong đó có 11 dự án văn hóa được bố trí vốn 2.199 tỷ đồng. Ngoài ra, Thành phố còn dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư 2 dự án trọng tâm là phục dựng Điện Kính Thiên và Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội, 4 công viên công cộng lớn trên địa bàn Thành phố sẽ được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Thành phố cũng sẽ hỗ trợ các huyện đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, trung tâm văn hóa thể thao, nhà văn hóa thôn còn thiếu.

Đáng chú ý, UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động