Hà Nội: Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm để sẵn sàng cung cấp cho người dân
Theo đó, ngày 9/9/2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp, nghe Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố báo cáo về việc ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố chủ trì hội nghị.
Cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 9/9/2024. |
Sau khi nghe đại diện Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất kết luận về 7 nhóm nội dung chỉ đạo liên quan.
Trong đó, để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội và chủ động ứng phó với lũ lớn trên các sông, nhất là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đà, sông Đuống, sông Bùi, sông Tích... giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, nhất là đồng chí Bí thư, người đứng đầu cấp ủy, đồng chí Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và mưa lớn gây ra trên địa bàn thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và thực tiễn yêu cầu đề ra.
Về một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm cần tập trung triển khai ngay, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu kịp thời triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập trên địa bàn thành phố, bảo đảm đủ điện; huy động các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng quân đội, công an, hội viên, đoàn viên và huy động sự vào cuộc của người dân để buộc dựng, cứu lúa đối với diện tích lúa bị đổ, cây xanh, rau màu các loại, các khu chăn nuôi tập trung; các dự án trồng rau tập trung; sử dụng công nghệ sinh học; xây dựng và triển khai phương án phục hồi sản xuất, nhất là sản xuất vụ đông để bù đắp cho những diện tích, rau màu vụ mùa bị thiệt hại. Vận động, hỗ trợ người nông dân chuẩn bị cây, con giống... để sẵn sàng gieo trồng ngay khi có thể, đảm bảo phục hồi sớm nhất hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân.
Khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, khắc phục sự cố, các điểm sạt lở, ách tắc, hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng của bão và khẩn trương giải tỏa cây cối bị đổ, gãy cành còn sót lại tại các tuyến phố, các trục đường trên toàn địa bàn, dọn dẹp, vệ sinh môi trường để đảm bảo hoạt động giao thông và sinh hoạt cho người dân; đồng thời có giải pháp cứu, khôi phục các cây lâu năm, hạn chế thấp nhất việc để các cây cổ thụ bị chết.
Tập trung chăm sóc cây xanh, có biện pháp quản lý cây xanh bị đổ để có phương án xử lý theo quy định của pháp luật. Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo, nghiên cứu có phương án trồng mới, thay thế những cây không khắc phục được, cần thiết lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học... để lựa chọn những loại cây có sức chịu đựng mưa bão tốt hơn, phù hợp với đô thị.
Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, không được để vỡ đê, hồ đập, cầu, cống, các công trình trọng điểm, cơ sở y tế, trường học, khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các dự án đang thi công dở dang, các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, sản xuất nông nghiệp trên các bãi sông... Bố trí lực lượng ứng trực 24/24h; chuẩn bị vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo thực chất, an toàn, hiệu quả. Huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải tỏa các điểm úng ngập cục bộ.
Theo dõi tình hình thời tiết để có kế hoạch chủ động, thậm chí khi cần cưỡng chế sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, xung yếu, nhất là các khu chung cư cũ nguy hiểm, nhà yếu, nơi ở có nguy cơ đổ sập, khu vực ven sông, suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn sau hoàn lưu bão số 3 không để ai bị mất an toàn, đảm bảo bố trí đủ về chỗ ăn, ở, nước sạch, môi trường và điều kiện thiết yếu cho người dân trong thời gian sơ tán. Khẩn trương gia cố, sửa chữa các công trình, nhà cửa, các chung cư cũ, nhà yếu... để đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản cho người dân.
Tổ chức rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống các cầu bắc qua sông trên địa bàn thành phố để đánh giá, phân loại mức độ an toàn của từng cầu, nhất là các cầu bắc qua sông Hồng. Trước mắt triển khai ngay việc gia cố, sửa chữa các cầu yếu, có phương án giảm tải phương tiện lưu thông qua cầu, trường hợp cầu không đảm bảo an toàn thì dừng ngay việc lưu thông qua cầu và có phương án phân luồng giao thông phù hợp. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo xây dựng chương trình tổng thể cải tạo, nâng cấp, xây dựng thay thế các cầu yếu trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Kịp thời có chính sách và tổ chức hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản của nhân dân Thủ đô, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn, ốm yếu, hộ nghèo, gia đình chính sách. Thống nhất với đề xuất của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng do cơn bão số 3 gây ra với mức từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng cho mỗi tỉnh, thành phố từ nguồn Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội; đồng thời phát động ủng hộ cho việc khắc phục sự cố thiên tai. Giao Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Hà Nội luôn đảm bảo lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, nước sạch... để sẵn sàng cung cấp cho người dân. |
Có phương án đảm bảo lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, nước sạch... để sẵn sàng cung cấp cho người dân khi bị cô lập. Duy trì và đảm bảo cung cấp điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu thiết yếu cho người dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, vật liệu xây dựng trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai đề "găm hàng, tăng giá" trên địa bàn Thành phố.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải chủ động chuẩn bị đủ nguồn lực để khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lớn gây ra. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thụ động trong mọi tình huống.
Nội dung Thông báo cũng nêu rõ, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ độ, Công an thành phố, chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố, tăng cường lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương thực hiện khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ứng phó với thời tiết thiên tai phát sinh; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hànộimới và các cơ quan báo chí của thành phố, đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí của Trung ương tăng cường công tác thông tin, truyền thông một cách chính xác, kịp thời để mọi tổ chức, người dân biết, khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra và chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai, mưa lũ.
Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố chủ động huy động các lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cơ sở, tham gia giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau cơn bão và các biện pháp phòng, chống thiên tai, mưa lũ.
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ động bố trí thời gian trực tiếp xuống các đơn vị được phân công phụ trách, cùng đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và các biện pháp phòng, chống thiên tai, mưa lũ trên các địa bàn và toàn Thành phố.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội lưu ý các đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Thường vụ Thành ủy về kết quả triển khai công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra và công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thụ động trong mọi tình huống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24