Hà Nam: Chuyện nhặt ở làng chữa bệnh vô sinh

LĐTĐ -Con gà tức nhau tiếng gáy, thấy nhà này chữa bệnh lắm tiền, nhà khác cũng đua nhau treo biển. Nói anh không tin, chứ cánh xe ôm dẫn khách, cũng được “hoa hồng” cả đấy!”.

Nổi tiếng với nghề gia truyền chữa bệnh vô sinh, làng An Thái (huyện Bình Lục, Hà Nam) cũng không hiếm những chuyện khóc cười của những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đường về… vượt cạn!

Cả làng chữa bệnh gia truyền

Con ngõ nhỏ nhẩn nha lượn quanh các ao hồ, lượn qua những chiếc cổng nhà có gắn biển: “chữa bệnh vô sinh gia truyền”. Ở đây, làng đã kịp lên phố, đã có số gắn ngay phía cổng, nên cái sự tìm nhà cũng tránh được nhầm lẫn.

 

Cả làng làm nghề chữa bệnh vô sinh
Hàng loạt biển hiệu "chữa vô sinh gia truyền" được trưng ở các nhà trong các ngõ xóm của làng An Thái.

Trong gian nhà gỗ cổ mà theo lời ông C. - chồng bà lang X. nức tiếng về “mát tay, hay thuốc” và có uy tín nhất trong số các bà lang tại An Thái, ngôi nhà ấy đã ngót ba trăm tuổi, tôi được ông tỷ mẩn dẫn giải về những nỗi niềm.

“Trong cái “tứ đức” của người đàn ông theo quan niệm cũ, việc để “mất giống” là tội bất hiếu bị “đánh” nặng nhất. Nhưng, đấy là về mặt dư luận, còn thực tế thì người vợ phải chịu mọi điều tiếng, chịu sự chì chiết từ phía gia đình chồng, phía chồng. Cho nên, nhiều lúc không phải lỗi của mình, song nó vẫn được đổ tội cho người đàn bà.

Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, những mâu thuẫn cứ thế phát sinh. Đấy là “tai nạn” của một gia đình thời xã hội trước. Còn thời nay, có bệnh thì chữa. Song, cái thói quen “vạch áo” cho người “khám bệnh” tại các bệnh viện, chỗ đông người vẫn còn là sự e ngại của những ai chẳng may mắc phải cái bệnh quái ác này!”.

Theo lời mách bảo của những người đi trước, họ lũ lượt tìm về làng của các bà lang. Danh tiếng được vận động một cách ngấm ngầm đầy bí ẩn, nhưng nó cũng tạo nên một niềm hy vọng, dù mong manh, cho những ai đã hết kiên nhẫn chờ đợi đứa con cầu tự từ những ngày đội lễ lên chùa!

 

Đường vào làng chữa bệnh vô sinh An Thái.
Đường vào làng chữa bệnh vô sinh An Thái.

Tôi kể câu chuyện, rằng người quen của tôi đã cưới 3 năm mà vẫn chẳng có… dấu hiệu gì. Ông chủ nhà dè dặt không dám đưa ra lời kết luận.

Ông bảo: phải “người thật việc thật”, bà lang sẽ khám bệnh rồi mới có thể chẩn đoán, rồi mới kê đơn cắt thuốc. Trong cái nghiệp này, ông giữ vai trò làm “phụ tá”, nghĩa là chỉ bốc thuốc theo đơn cho bệnh nhân.

Khâu quan trọng do bà lang đảm nhiệm. Có lẽ, đặc thù của việc chữa trị chỉ có thể dành cho những người đồng giới, chứ không chỉ do yếu tố truyền thống từ gia truyền để lại.

Việc “tư vấn khách hàng” được ông chủ hoàn thành xuất sắc. Tôi chỉ biết lắng nghe và hứa hẹn “sẽ quay trở lại” vào một thời điểm thích hợp.

Để tăng thêm sự quyết tâm của khách, bà lang ngồi ngoài hiên nhà với mấy cô gái có chung hoàn cảnh đến đây điều trị được một thời gian, thỉnh thoảng lại tiếp thêm những lời an ủi đầy cảm thông!

Chữa bệnh bằng… niềm tin!

Mải mốt quay đầu xe ra khỏi ngôi nhà gỗ 5 gian bề thế, hiện thân cho một cuộc sống phong lưu của vợ chồng bà lang được tự giới thiệu là “gia truyền xịn” nhất làng, tôi đâm liều xe sang một ngõ khác.

 

Theo lời tư vấn, việc chữa bệnh cần có cái tâm và cần đặt niềm tin vào đó mới có kết quả...
Theo lời tư vấn, việc chữa bệnh cần có cái tâm và cần đặt niềm tin vào đó mới có kết quả...

Con ngõ hẹp, đi vừa hai cái xe máy và dài chừng trăm mét, có tới 5 - 6 biển hiệu “chữa vô sinh gia truyền” trưng bề thế.

Vẫn cảnh tượng cũ: mấy người đàn bà con gái xõa tóc ngồi bên hè giết thời gian.

“Toàn là bệnh nhân của tôi cả đấy. Các chị ấy lên đây cả tháng trời, cơm đùm cơm gói, nhưng mà tiện cho việc điều trị. Cũng may, nhà cửa rộng rãi, mát mẻ mà cũng chẳng đắt đỏ như Thủ đô. Anh cứ dẫn người quen lên đây. Gớm khổ, cái này chữa cần phải kiên trì, mà phải thành tâm nữa, thì nó mới ứng…”.

Tôi hỏi qua về thuốc “đặc trị”, “ông lang” (theo tôi để ý, ông chồng nào cũng đảm trách nhiệm vụ… ngoại giao thay vợ!!!) nói theo “bài” đã chuẩn bị sẵn: “bệnh nào thuốc nấy, nói ra vô cùng lắm. Thú thật với anh, nhà này mấy đời làm thuốc. Bà nhà tôi, trước khi trở thành lang, cũng mấy chục năm làm “thợ học việc”. Nguyên tắc của nghề, cái này chỉ truyền cho phụ nữ, mà chỉ truyền cho con dâu để giữ nghề, chứ con gái làng không được biết, vì khi lấy chồng sẽ mang nghề đi mất…”.

Ngừng một lát lấy hơi, ông tiếp: “Đây là cuốn sổ ghi tên những người đã ăn nằm nhà tôi điều trị. Anh không tin, cứ theo địa chỉ này mà về tìm hiểu, chắc chắn rồi hãy mang người nhà lên đây! Mà nói thật, ở làng này, không có “chứng” nào là không chữa được cả. Nặng thì dùng thuốc, trong công ngoài kích, nhẹ thì chỉ cần bà nhà tôi “chỉnh” cho một cái, nhạy lắm…”.

Bẽn lẽn tìm hiểu giá cả, công xá, ông phẩy tay dứt khoát: “Cái nghề này, quan trọng là cái tâm. Tâm của thầy thuốc và cái tâm của người bệnh. Ai tôi không biết, chứ nhà này không có giá cả nào cả. Tùy tâm, chữa khỏi bệnh, anh chị muốn trả ơn bao nhiêu thì trả. Năm nào nhà tôi chả đón mấy cháu lên chúc tết, toàn con cái của các anh chị ấy, sau khi điều trị ở đây mới đơm hoa kết trái cả đấy, vui lắm…”.

 

Theo lời tư vấn, việc chữa bệnh cần có cái tâm và cần đặt niềm tin vào đó mới có kết quả...
Tuy nhiên, người dân trong vùng không mấy ai "mặn mà" với những câu chuyện của các "ông lang, bà lang" vẫn nói với khách!

Làng An Thái nằm vỏn vẻn ngay đầu thị trấn, nó nhỏ bé và hẹp lòng, vậy mà cũng có tới vài chục nhà trưng biển “chữa bệnh gia truyền”. Tạt vào quán nước ven đường, chị chủ quán “vô tâm” mau mắn: treo thì treo như thế, chứ thực ra, làng này chỉ có vài gia đình là có giấy phép hành nghề thôi”.

Như đọc được suy nghĩ, chị chủ quán mau chuyện nói một mạch: “Cái chuyện hiếm muộn, may hơn khôn, có người may mắn sinh được đứa con, thế là tăng uy tín. Chắc anh cũng được xem ảnh của những “gia đình hạnh phúc chứ”? Con gà tức nhau tiếng gáy, thấy nhà này chữa bệnh lắm tiền, nhà khác cũng đua nhau treo biển. Nói anh không tin, chứ cánh xe ôm dẫn khách, cũng được “hoa hồng” cả đấy!”.

Cho đến nay, sự phát triển của y học cũng mới chỉ dừng lại ở việc sinh con trong ống nghiệm để khắc phục những gia đình bị “sự cố” chứ cũng chưa dám “lớn tiếng”khẳng định “trị” được nó hoàn toàn.

Những bài thuốc mà làng An Thái sử dụng là những bài thuốc dân gian, chữa mẹo và hoàn toàn sử dụng kinh nghiệm để chẩn trị bệnh, không hề có sự “can thiệp” của những “phụ tùng” hiện đại. Cho nên, có ai dám khẳng định, 100% những người đến đây theo “chỉ dẫn” liệu có được “lành lặn” trở về khi tiền đã mất!?

Nguồn  Vietnamnet

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chứng kiến Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai giai đoạn 1, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/1, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2025 tới các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dự và trao Huy hiệu Đảng tới các đảng viên.
Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn quận Thanh Xuân tổng số tiền 1,016 tỷ đồng.
2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

(LĐTĐ) Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Lần đầu tiên, 2025 drone sẽ trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây. Sự kiện mở cửa tự do phục vụ công chúng.
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Đã có hơn 300.000 vé tàu Tết Ấy Tỵ 2025 đã được ngành Đường sắt bán ra, tính đến ngày 15/1/2025.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

(LĐTĐ) Theo biến động của giá dầu thế giới tuần qua, một số chuyên gia dự báo, ngày mai (16/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 250 - 550 đồng/lít…

Tin khác

Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Đã có hơn 300.000 vé tàu Tết Ấy Tỵ 2025 đã được ngành Đường sắt bán ra, tính đến ngày 15/1/2025.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

(LĐTĐ) Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt vào lúc 10h33 ngày 15/1 (8h33 giờ Hà Nội).
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 14/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã thăm, tặng quà và chúc Tết các thương binh, người hoạt động kháng chiến, tri thức tiêu biểu tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga

(LĐTĐ) Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15/1.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà Tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai).
Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội

Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, làm sống lại các dòng sông chết, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân… báo cáo Chính phủ về cơ chế, nguồn lực, hoàn thành trong quý I/2025.
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Sáng 14/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương

Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương

(LĐTĐ) Lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường sống còn (*)

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường sống còn (*)

(LĐTĐ) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Xem thêm
Phiên bản di động