Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, để thu hút nguồn nhân lực và giữ chân người lao động sau dịch Covid - 19, các doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của người lao động, ưu tiên tăng lương, thưởng, nâng cao phúc lợi, quan tâm đào tạo, phát triển kỹ năng…để người lao động yên tâm làm việc.
Giữ chân người lao động Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh xây dựng nhà ở công nhân Đảm bảo vai trò của Công đoàn trong thực hiện quyền dân chủ của người lao động

Vẫn thiếu hụt lao động

Nhằm trao đổi sâu hơn về thực trạng thị trường lao động trên địa bàn các tỉnh; xu hướng và mong muốn mới của người lao động sau đại dịch Covid-19, từ đó gợi ý các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, mới đây, Manpower Group Vietnam đã phối hợp cùng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An tổ chức hội thảo "Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19".

Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19
Nâng cao phúc lợi, lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ là cách tốt nhất giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tại phía Nam cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tình hình kinh tế - xã hội đã khởi sắc, hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Quý I/2022, lực lượng lao động hiện có khoảng 51,2 triệu người, tăng 160.000 người so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 440.000 người so với quý IV/2021. Nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là 1,3 triệu người, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%). Số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, quý I/2022 số lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,1 triệu người (tương đương 2,46%), giảm 489.000 người so với quý IV/ 2021. Thu nhập của người lao động tăng lên mức 6,4 triệu đồng, tăng 20,1% so với quý IV/2021 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, thị trường lao động mà đặc biệt là nguồn cung lao động vẫn đang gặp một số vấn đề như: Cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao. Theo thống kê của cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, khoảng 120.000 lao động, cao hơn năm trước 2 - 3%. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu công nghệ, nhất là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang rất tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0; Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy cho sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức; Khả năng kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế.

"Bộ LĐ - TB&XH đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp phục hồi thị trường lao động như tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tuy nhiên những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra", ông Thắng phân tích.

Ông Thắng mong muốn các nhà quản lý, các chuyên gia làm công tác nhân sự tại doanh nghiệp có cái nhìn thực chất hơn về tình hình lao động, cùng nhau trao đổi sâu hơn về thực trạng thị trường lao động. Cùng với đó, cần tìm hiểu mong muốn của người lao động sau đại dịch để đưa ra các giải pháp hướng tới thu hút, giữ chân và gắn kết người lao động cho sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.

Quan tâm phúc lợi cho người lao động

Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc tuyển dụng cấp cao và tư vấn nhân sự Manpower Group Việt Nam cho rằng, sau dịch Covid-19, người lao động đang mong đợi nhiều hơn ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến phúc lợi, tính linh hoạt, mức lương cạnh tranh, điều kiện làm việc tốt, văn hóa doanh nghiệp và cơ hội phát triển kỹ năng cho người lao động.

Theo bà Trang trên thực tế, các doanh nghiệp đều thấu hiểu rõ tầm quan trọng của các phúc lợi đối với người lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một vài phúc lợi mà người lao động kỳ vọng hiện vẫn chưa thực hiện được, trong đó có chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, phụ cấp ăn trưa, chế độ giờ làm việc linh hoạt hay chương trình thi đua khen thưởng,

“Người lao động hiện đang mong đợi ở doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết. Họ muốn được chú trọng hơn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, đồng thời cũng mong muốn những yếu tố khác như sự linh hoạt thu nhập cạnh tranh, môi trường làm việc tốt, văn hoá doanh nghiệp truyền cảm hứng hay cơ hội trau dồi kỹ năng. Những doanh nghiệp thấu hiểu được mong muốn này của người lao động và phát triển chiến lược phù hợp sẽ thành công trong việc thu hút nhân tài hiện nay”, bà Trang nhận định và kiến nghị các doanh nghiệp gia tăng sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên thông qua mô hình 3T. Đó là "Tài chính tốt", lương thưởng cạnh tranh dựa trên hiệu suất lao động; "Tinh thần tốt", tạo dựng môi trường làm việc công bằng, thân thiện; "Thể chất tốt", tăng cường hoạt động thể thao ngay chính tại nơi làm việc. Đặc biệt, cần phải tăng cường sử dụng lao động thời vụ, khoán việc.

Chia sẻ thêm về vấn đề phúc lợi, đâu là ưu tiên về phúc lợi để thu hút nguồn nhân lực, bà Đặng Thị Hải Hà - đại diện Founder of Respect Việt Nam & Weatwork.co cho hay, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về từng phúc lợi riêng của mỗi công ty để áp dụng phù hợp. 95% doanh nghiệp đánh giá các phúc lợi ngoài lương rất cần thiết đối với người lao động. Đôi khi, người lao động rời bỏ công ty không phải ở mức lương mà là do khả năng lãnh đạo của người quản lý. Do đó, cần phải nắm rõ tâm tư của người lao động để đưa ra mức phúc lợi phù hợp.

Các phúc lợi mà người lao động mong muốn gồm: Chương trình đào tạo phát triển kỹ năng; hỗ trợ học bổng cho con em, trợ cấp ăn trưa, xe đưa đón, thể thao, thi đua khen thưởng; chế độ/giờ làm việc linh hoạt hoặc nghỉ phép chăm con hoặc chăm người thân; được khám sức khỏe định kỳ, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; có tổ chức Công đoàn. Bà Hà cho biết, qua một cuộc khảo sát, khoảng 49% doanh nghiệp đã thay đổi mức lương để giữ chân người lao động. Các biện pháp hỗ trợ phúc lợi như gia tăng về chính sách lương, thưởng; hỗ trợ đồ dùng thiết yếu sau dịch, thưởng theo hiệu quả làm việc; nâng cao quyền lợi sức khỏe cho người thân và gia đình; hỗ trợ chi phí cho cán bộ nhân viên điều trị hậu Covid-19.

Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cũng khẳng định, tỉnh sẽ đảm bảo chính sách tốt nhất, kịp thời nhất để giữ chân lao động ở lại Long An. Địa phương sẽ tạo môi trường đời sống an toàn cho người lao động, để họ an tâm làm việc, không sợ bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng. Khi xảy ra tranh chấp lao động, địa phương sẽ vào cuộc ngay. Cùng với đó, tỉnh đang xây dựng hệ thống nhà ở công nhân giá phù hợp để lao động có nơi ở ổn định./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

(LĐTĐ) Luật sư Đặng Văn Thành (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ (trừ những trường hợp đã quy định trong Luật), nếu muốn, phải thoả thuận.
LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động huyện Thanh Trì với nhiều hoạt động cụ thể, hiệu quả, thiết thực để tri ân, hướng về người lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động