Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa

(LĐTĐ) Những ngày này, không khí Tết Trung thu đã lan tỏa khắp các phố phường Hà Nội. Tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội cũng vậy. Những trò chơi dân gian, đồ chơi, mâm cỗ Trung thu chuẩn “chất xưa”, không khí vui tươi, rộn ràng luôn thường trực trên gương mặt những người dân thị xã. Bằng nhiều hoạt động sáng tạo, thị xã Sơn Tây đã và đang khơi gợi sức sống của văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại.
Tuyên giáo Sơn Tây: Phát huy năng lực, bản lĩnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 hứa hẹn nhiều hấp dẫn Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài năm 2023 sẽ đậm đà nét truyền thống

Phục hồi không gian văn hóa vui chơi truyền thống

Những ngày này, tại các thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thị xã Sơn Tây đâu đâu cũng thấy không khí vui tươi, rộn ràng của Tết Trung thu. Với phương châm “An toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh”, năm nay, các hoạt động chuẩn bị cho Tết Trung thu được thị xã Sơn Tây tổ chức khá sớm.

Bên cạnh các nội dung truyền thống như múa lân, múa rồng, văn hóa văn nghệ, tặng quà, phá cỗ… tại tất cả các đơn vị, địa phương đều đang nô nức hướng về chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 tổ chức chính thức vào tối 29/9.

Ông Hà Việt Phong - Giám đốc Trung tâm Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây cho biết, tiếp nối sự thành công Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2022, năm nay, thị xã Sơn Tây tiếp tục tổ chức chuỗi các hoạt động Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023. Chương trình nhằm tái hiện Tết Trung thu truyền thống trên địa bàn, góp phần vun bồi, trao truyền ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản, phục hồi không gian văn hóa vui chơi truyền thống cho trẻ em.

Ngoài liên hoan múa lân rồng, chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Trưng bày mâm cỗ Trung thu; Hội thi mô hình đèn Trung thu đẹp; tặng quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn…

Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa
Các mô hình đèn được trang trí sống động.

Đặc biệt, ông Hà Việt Phong nhấn mạnh, các nội dung hoạt động của chương trình Trung thu năm nay cũng được gắn với không gian tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và khôi phục lại những nét đẹp của Tết Trung thu Hà Nội xưa; tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho nhân dân Sơn Tây và các vùng lân cận.

Tại cấp cơ sở, không khí đón Tết Trung thu được được quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng. Bà Phạm Thị Lệ Thủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Sơn Lộc cho biết, được sự hướng dẫn, tạo điều kiện của thị xã, các phường, xã trên địa bàn nói chung và phường Sơn Lộc nói riêng đều chủ động, tích cực tổ chức các hoạt động đón Tết Trung thu cổ truyền. Tất cả đều xác định rõ tầm quan trọng và đặt mục tiêu làm thế nào để mang đến niềm vui thực sự cho trẻ em, người dân trong ngày Tết đoàn viên này.

“Năm nay, chúng tôi đã triển khai sớm các hoạt động chuẩn bị Trung thu. Thực sự, người dân rất ủng hộ cả về tinh thần và vật chất. Thậm chí, nhiều người ủng hộ bằng hiện vật hoặc tiền mặt chỉ với mong muốn con em đều được đón Trung thu truyền thống một cách trọn vẹn”, bà Thủy chia sẻ.

Tương tự, bà Hà Thúy Trang - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cổ Đông tiết lộ, từ nửa tháng trước, cán bộ và nhân dân trong xã đã bắt tay vào lên ý tưởng, thiết kế và thi công mô hình đèn Trung thu. “Năm ngoái, xã Cổ Đông được trao giải đặc biệt trong cuộc thi mô hình đèn Trung thu. Vì thế, năm nay, nhân dân xã Cổ Đông càng quyết tâm làm tốt hơn nữa, vui hơn nữa”, bà Trang thông tin.

Dự kiến, vào thứ Bảy, ngày 30/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch) và Chủ nhật, ngày 1/10 (tức ngày 17/8 Âm lịch) Hà Nội sẽ trưng tập một số mô hình đạt giải trong Hội thi mô hình đèn trung thu đẹp thị xã Sơn Tây. Các mô hình sẽ được trưng bày tại Phố đi bộ Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Điểm nhấn đáng chú ý, hiện các xã, phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều đã hoàn thiện các mô hình đèn Trung thu khổng lồ được mô phỏng theo hình tượng nhân vật lịch sử, truyền thuyết dân gian, con vật yêu thích trong truyện cổ tích, ngụ ngôn cũng như những hình ảnh được coi là biểu tượng văn hóa, sản vật đặc trưng của đơn vị mình.

Các mô hình với đủ màu sắc rực rỡ, kích cỡ cho thấy đêm hội Trăng rằm không chỉ là sân chơi dành cho thiếu nhi mà còn là một cuộc đua tài của những nghệ nhân không chuyên ở các thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Để có được những mô hình đèn Trung thu độc đáo tham gia dự thi, các đơn vị đã dành nhiều công sức đầu tư, tất bật chuẩn bị, qua mỗi mô hình gửi gắm tâm huyết, trí tuệ của người dân, thể hiện tình yêu với trẻ nhỏ, đồng thời giáo dục, giúp các cháu thiếu nhi và nhân dân hiểu hơn về văn hóa dân tộc.

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, các mô hình đèn Trung thu đẹp và xuất sắc nhất sẽ được diễu hành xung quanh tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối ngày 15/8 Âm lịch, hứa hẹn một đêm hội Trung thu tưng bừng, náo nhiệt, đầy màu sắc rực rỡ.

Tạo sự kết nối trong cộng đồng

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết, một trong những điểm nhấn của chương trình Trung thu năm nay đó là sự tham gia của nghệ sĩ Xuân Bắc và Tự Long, điều này hứa hẹn giúp khán giả nhí và du khách có những phút giây thư giãn, vui cười dí dỏm.

Đặc biệt, để đảm bảo chương trình được tổ chức an toàn, đúng tiến độ, thị xã Sơn Tây yêu cầu các đơn vị chức năng như Công an, Y tế, Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao thị xã… tham mưu, phối hợp kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn; bố trí nhân lực để chủ động các phương án đảm bảo an ninh trật tự, trông giữ phương tiện, chủ động công tác y tế; bố trí không gian trên phố đi bộ để trang trí các mô hình, tiểu cảnh đón trăng…

Ủy ban nhân dân thị xã cũng yêu cầu các nội dung hoạt động chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 được tổ chức triển khai đồng bộ đảm bảo hiệu quả, thiết thực, an toàn thu hút đông đảo du khách thập phương, thiếu niên nhi đồng và các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của thị xã. Thông qua chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mang đến cho các em một ngày Tết Trung thu thực sự ý nghĩa và tràn đầy niềm vui.

Chương trình “Trung thu Thành cổ Sơn Tây” có thể coi là một “đặc sản” mới tại thị xã Sơn Tây. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch; khai thác hiệu quả giá trị của các di tích.

Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa
Chương trình “Trung thu Thành cổ Sơn Tây” được gắn với không gian Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, góp phần vun bồi truyền thống văn hóa và các giá trị di sản.

Đáng chú ý, theo Bí thư Thị ủy Trần Anh Tuấn, kể từ sự kiện khai trương phố đi bộ xung quanh thành cổ Sơn Tây vào dịp 30/4/2022 đến nay, thị xã Sơn Tây đã đón hàng chục vạn lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm, vui chơi. Không chỉ có công dân Thủ đô đến với Sơn Tây, mà người dân từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình cũng tìm về Thành cổ để tham gia các hoạt động văn hoá. Thông qua các chương trình như “Trung thu thành cổ”, thị xã Sơn Tây muốn giới thiệu hình ảnh đẹp của thị xã, và tạo sự kết nối với các địa phương khác của Thủ đô và lân cận.

Bí thư Thị ủy Trần Anh Tuấn cũng chia sẻ, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu là xây dựng thị xã Sơn Tây trở thành một cực tăng trưởng phía Tây Bắc, một trung tâm lớn về du lịch văn hóa của Thủ đô; lấy các giá trị văn hóa là nguồn động lực nội sinh quan trọng nhất để phát triển nhanh và bền vững.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Xem thêm
Phiên bản di động