Giấy dó cuộc hành trình trở về: Còn nỗi lo mai một của làng nghề (Kỳ 3)

(LĐTĐ) Mang giá trị cao cả về mặt văn hóa lẫn thẩm mỹ, nhưng tính ứng dụng trong đời sống không còn như xưa cho nên nghề làm giấy dó vẫn không tránh khỏi quy luật mai một. Với thực trạng nghề giấy hiện nay, các làng nghề đang phải đối mặt với những khó khăn để bảo tồn giá trị tri thức xưa và phục vụ cho nghệ thuật đương đại.
giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3 Kỳ 2: Giấy dó cuộc hành trình trở về: Hồi sinh trong nghệ thuật
giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3 Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

Nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử 8 đến 9 trăm năm, nhưng nghề làm giấy sắc cho nhà Vua phong công, phong thần thì mới có khoảng hơn 300 năm. “Sắc phong” theo tiếng Hán - Việt là lệnh bằng văn bản (hay còn gọi là sắc chỉ) của nhà Vua ban chức tước cho quý tộc, quan chức dưới các triều đại phong kiến xưa. Còn “Sắc phong thần” là một dạng sắc chỉ mà nhà Vua phong tặng, xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền, miếu, từ đường.

Làng Nghè, tức làng Trung Nha (Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội) xưa kia nổi tiếng với sản phẩm giấy sắc. Bây giờ tới Nghĩa Đô, dấu tích của nghề giấy sắc còn lại chẳng là bao. Những thợ giỏi lần lượt qua đời, chỉ còn lại vài người biết được quy trình làm giấy sắc.

giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3
Dó xưa phơi trắng các làng nghề... (Ảnh Bảo Thoa)

Nghệ nhân Lại Phú Thạch, bậc hậu nhân của làng nghề giấy sắc phong ở Nghĩa Đô chia sẻ về quy chuẩn của nghề giấy sắc phong xưa và việc bảo tồn nghề giấy sắc phong hiện nay.

Ông Lại Phú Thạch cho hay, sản phẩm dó mà dòng họ Lại làm đã ngừng sản xuất từ năm 1942, hiện tại đã không làm nữa nhưng trong gia đình vẫn có kỹ thuật để sản xuất, đưa tầm bền vững của giấy dó lên cao rất nhiều, thể nhưng sản phẩm lại không có người sử dụng.

Ngày xưa, làm giấy sắc phong cho triều đình, nghề giấy rất hưng thịnh, nhưng đời này qua đời khác, không ai còn sử dụng loại giấy này. Cho đến cách đây 10 năm mới có người đến hỏi mua giấy nhưng lúc đó cha ông Thạch đã ngoài 80, và chỉ còn mình ông Thạch còn học và lưu giữ kỹ thuật làm giấy sắc phong.

“Nếu là sản phẩm văn hóa Hà Nội thì rất mong các ngành quan tâm có biện pháp để giữ lại kỹ thuật truyền thống, chứ nghề này bây giờ không còn là nghề có thể mưu sinh. Đến đời tôi chỉ còn có một mình tôi, tôi dám chắc rằng đến đời con cháu tôi sẽ không ai làm vì không đảm bảo cuộc sống”, ông Thạch trăn trở bằng giọng buồn rầu mang nhiều nuối tiếc.

Giấy dó là một sản phẩm hoàn chỉnh của một nghề truyền thống, nhưng nó lại là nguyên liệu cho rất nhiều nghề truyền thống khác. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người rất tâm huyết với chất liệu truyền thống trong hội họa đã mang nhiều trăn trở về sự mai một của nghề làm giấy sẽ dẫn đến sự mai một của nhiều làng nghề khác.

Theo ông, giấy dó có đầy đủ và nhiều tố chất mà giấy khác không có, đó là chất liệu về mặt giá trị thẩm mỹ và ứng dụng trong nghệ thuật rất thuận lợi, được họa sỹ ưa thích. Các khách hàng mua tranh cũng thích chất liệu này trong việc thể hiện khác biệt, mộc mạc hơn, dung dị hơn tranh lụa hoặc một số tranh khác.

Tuy nhiên giấy dó chưa đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội thời nay. Xã hội chưa được biết đến và ứng dụng giấy dó trong đời sống hàng ngày, trong hàng hóa mà chỉ biết ứng dụng trong một phạm vi nhỏ hẹp như đề cập chung đến nghệ thuật, ảnh hưởng đến ngành sản xuất không nhiều lắm.

“Để ngành giấy dó phát triển được, tuy là quan tâm đến văn hóa đời sống, nhưng chúng ta lại là người đi chinh phục…mục tiêu của người sản xuất là làm sao ảnh hưởng giá trị thẩm mỹ và độ bền về chất liệu đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn cả trong nước và quốc tế. Chúng ta cũng chưa xuất khẩu được nhiều để các họa sỹ nước ngoài có thể mua. Nhu cầu của các làng nghề là cần thị trường, nếu không có thị trường thì giấy dó có quý giá đến mấy cũng thu gọn lại phục vụ một số lượng không đáng kể, sẽ dần bị mai một đi rất nhanh”.

giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3
... nay, dó chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các triển lãm. (Ảnh Bảo Thoa)

Theo họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, trước dây, ngoài việc vẽ tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống thì còn có nhiều việc dùng đến giấy dó như làm đèn trung thu, đèn treo, …ứng dụng hiện nay bị hạn chế rất nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi, loại cũng ít, chất lượng chưa phù hợp. Hiện nay đến 80% các làng nghề sống được là nhờ sự phá vỡ truyền thống. Ví dụ như làng nghề sơn mài, làng nghề dệt, gốm Bát Tràng… một số các làng nghề khác để sống được phải làm thay đổi các quy trình tạo ra các sản phẩm không còn mang tính thuần Việt nữa.

Sâu sa hơn, không chỉ sự mai một khiến cho làng nghề mất đi mà họa sỹ Đào Mạnh Đức còn lo lắng: “Chúng ta phải hiểu rằng tất cả các làng nghề tạo nên văn hóa sử dụng của cả nước, không phải từ nước ngoài mang về. Giá trị văn hóa của các làng nghề không phát triển được hoặc phát triển sai lệch thì chúng ta bị mất văn hóa. Ví dụ như làng Đồng Kỵ, Sơn Đồng…nếu như để cho nước ngoài họ làm, đục theo khuôn mẫu của họ… thì sẽ tạo ra các sản phẩm mang nét văn hóa nước ngoài, vô hình chung làm thay đổi cấu trúc sử dụng của người Việt, ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt. Người sản xuất ra lại là sản phẩm mang văn hóa nước ngoài thì rõ ràng văn hóa của Việt Nam đang bị chi phối.

Chị Ngô Thu Huyền, truyền nhân là nghề giấy dó làng Dương Ổ cho biết, thực trạng nghề giấy hiện nay, những khó khăn mà ngành giấy có thể đáp ứng cho việc bảo tồn giá trị tri thức xưa và phục vụ cho mỹ thuật đương đại đang tồn tại rất nhiều việc phải làm. Theo chị Huyền, ngành giấy truyền thống đang gặp khó khăn bởi việc thu mua nguyên liệu khó, việc lựa chọn nguyên liệu cũng không được tốt như trước. Ngày xưa có những vùng chuyên canh trồng cây dó, nhưng hiện nay không còn vùng chuyên canh, cho nên rất khó khăn cho người mua nguyên liệu và người sản xuất còn bị ép giá, chất lượng dó cũng không tốt, có nhiều tạp chất.

Bên cạnh đó, quy trình sản xuất hiện nay phải dùng máy để tiết kiệm sức người, giảm chi phí, kéo theo phải điều chỉnh chất lượng giấy sao cho phù hợp với người tiêu dùng. Còn nếu dùng sức người làm với chất lượng truyền thống thì chi phí tăng, giá cả tăng, khó đến với người tiêu dùng. Đó là trăn trở nhất đối với người làm nghề.

PGS.Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội thì cho biết: Người làng Bưởi làm giấy dó nhưng tầu seo giấy lại được người làng Xuân Đỉnh là bằng tre. Khi nghề giấy mai một thì nghề làm tầu seo cũng thất nghiệp theo.

Cùng những trăn trở về sự mai một của các làng nghề làm giấy dó, nhiếp ảnh gia Lê Bích, người đã đi khắp các làng nghề để chụp ảnh, lưu giữ những tài liệu về nghệ Việt qua từng bức hình tâm sự: Giấy dó ứng dụng ở tranh Hàng Trống, Đông Hồ đã trở thành một sản phẩm độc nhất vô nhị trên thế giới.

Ở Cao Bằng làng nghề giấy dó của người Nùng nhưng theo Lê Bích, hiện nay đã không còn cây dó nên người dân tộc Nùng phải dùng cây dướng để làm giấy khổ nhỏ 20x20, chỉ dùng vào việc cúng tổ tiên, viết, lau bát trong ngày giỗ. Hiện nay nghề cũng mai một và chỉ còn có 3 nhà làm nhưng cũng không sống được bằng nghề.

“Hàn Quốc có ngành công nghiệp giấy dó và sản phẩm được bán ở siêu thị Nhật Bản cũng có siêu thị giấy dó và nhiều sản phẩm đa dạng làm từ giấy dó như sổ sách, giấy vẽ, túi đựng đồ lưu niệm… chúng ta nên học hỏi từ họ”, nhiếp ảnh Lê Bích nói.

Bảo Thoa

Kỳ 4: Hồi sinh giấy dó: Một cây làm chẳng nên non

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Central Retail lần đầu hợp tác với các nhà cung cấp giao hàng xuyên Tết 2025

Central Retail lần đầu hợp tác với các nhà cung cấp giao hàng xuyên Tết 2025

(LĐTĐ) Hòa cùng không khí của mùa mua sắm tưng bừng dịp cuối năm và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, chuỗi siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail Việt Nam gồm: GO!, Big C, Tops Market! triển khai đồng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt hấp dẫn, nhằm đem đến cho người tiêu dùng một cái Tết đủ đầy, sung túc, không lo về giá.
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (18/12/2024), giá dầu thế giới giảm 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,18 USD/thùng, giảm 0,75%; giá dầu Brent ở mốc 73,26 USD/thùng, giảm 0,89%.
Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(LĐTĐ) Dư luận đánh giá cao Thành ủy Hà Nội đã chủ động, đi đầu cả nước trong việc sớm triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, tự tin, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Nhận định trận Philippines vs Việt Nam: Thắng để vào bán kết

Nhận định trận Philippines vs Việt Nam: Thắng để vào bán kết

(LĐTĐ) Vào lúc 20h, ngày 18/12, trên sân vận động Rizal Memorial (Manila) Philippines sẽ diễn ra trận đối đầu giữa đội tuyển Philippines và Việt Nam trong khuôn khổ AFF Cup 2024. Nếu thắng, đội tuyển Việt Nam sẽ vào bán kết trước một vòng đấu.
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng liên tục tăng

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng liên tục tăng

(LĐTĐ) Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất tháng cuối năm.
Tỷ giá USD hôm nay (18/12): Đồng USD tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (18/12): Đồng USD tăng mạnh

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 18/12: Đồng USD tăng giá trong bối cảnh kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất, dữ liệu bán lẻ tốt hơn dự kiến.

Tin khác

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

(LĐTĐ) Hà Nội đã vào những ngày Đông thực sự. Xuống phố, ta nghe thấy gió lạnh luồn qua từng lớp áo, những đợt gió mùa, đôi lúc kèm theo những cơn mưa lất phất khiến cho tiết trời Đông đã lạnh lại càng thêm giá buốt.
Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"...
Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

(LĐTĐ) Chiều nay (13/12), tại Ủy ban nhân dân xã Thanh Liệt, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức Hội nghị Tọa đàm giá trị lịch sử văn hoá chùa Linh Quang (chùa Ổi), góp phần minh chứng giá trị và xác định rõ nguồn gốc lịch sử hình thành của di tích chùa.
Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

(LĐTĐ) Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, và phát triển bền vững.
Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024

Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024

(LĐTĐ) Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024, sự kiện thường niên được mong đợi sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 15/12 tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc (số 13 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, không gian văn hóa đặc trưng châu Âu sẽ được tái hiện sinh động thông qua gần 40 gian hàng đa dạng.
Xây dựng hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

Xây dựng hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 11/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

(LĐTĐ) Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động