Giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao, tiểu thương và người tiêu dùng lo lắng
Vẫn là bái toán “đầu ra” cho sản phẩm Tác động của việc tăng giá xăng dầu và dự báo những tháng cuối năm 2022 |
Khảo sát một số chợ dân sinh, truyền thống và siêu thị địa bàn Hà Nội cho thấy, giá thịt lợn bán lẻ vẫn đang rất cao. Anh Nguyễn Minh Hiếu, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ 8/3 phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng cho biết, đầu tháng 7, giá thịt lợn bình quân khoảng 100.000 -120.000 đồng/kg nhưng hiện tại giá thịt lợn lên đến 130.000 đồng/kg. Thịt ba chỉ tăng lên mức 145.000-150.000 đồng/kg, thịt sấn mông có giá 140.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 7 trở lại đây, giá thịt lợn liên tục neo ở mức cao khiến người tiêu dùng lo lắng. |
“Hiện tại giá thịt lợn mình nhập vào là 110.000 đồng/kg, bán ra đắt nhất thì khoảng 150.000 đồng. Thịt lợn lên giá, sức mua của người dân cũng giảm hơn. May mắn là mình có các mối lâu năm là các nhà hàng nên lượng thịt được bán ra cũng khá ổn định nên việc thịt lợn tăng giá cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ vẫn là người tiêu dùng."- anh Hiếu chia sẻ.
Ghi nhận tại tại các siêu thị trên địa bàn thành phố cũng cho thấy, giá thịt lợn bán lẻ cũng neo ở mức khá cao. Theo đó tại hệ thống siêu thị của Winmark, giá thịt lợn Meat Deli có giá dao động khoảng: 120.000 đồng- 160.000 đồng/kg; thịt lợn Winmark có giá trung bình khoảng 120.000/kg đến 200.000/kg. Tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói biển, thịt lợn Hòa Bình có giá trung bình từ 150.000-200.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn hơi tăng mạnh trong trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng. Chia sẻ với phóng viên, bạn Thu, sinh sống tại phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cho hay, thời điểm tháng 5 tới tháng 6, Thu mua thịt lợn với giá khoảng 100.000-120.000 đồng/kg tùy từng loại thịt. Tuy nhiên hiện tại, giá thịt lợn đã lên tới 150.000/kg khiến Thu khá bất ngờ và lo lắng vì giá thịt lợn lên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sinh hoạt hàng tháng, nhất là đối với lao động phải thuê trọ như Thu.
Khu bán thịt lợn tại chợ đầu mối phía Nam khá vắng vẻ. |
“Giá thịt lợn hiện tại khá đắt. Do đó, mình thấy việc hạ giá thịt lợn là rất cần thiết vì thịt lợn là thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các loại thịt. Khi giá thịt lợn tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của nhiều gia đình. Mình mong muốn giá thịt lợn giảm về khoảng 100.000-120.000 đồng như thời gian trước .”- Thu cho hay.
Cùng chung nỗi lo các loại thực phẩm sẽ đồng loạt tăng giá khi giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao, chị Nguyễn Thị Huế (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết, do thịt lợn thời gian gần đây khá đắt nên chị đã giảm số lượng thịt trong thực đơn của gia đình. Khoảng hơn 1 tuần nay, chị đã mua một số loại thực phẩm khác để thay thế cho thịt lợn như cá, gà, trứng... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp thay thế trong thời gian ngắn vì thịt lợn là nguồn thực phẩm chính trong các bữa ăn của gia đình.
Không chỉ có người tiêu dùng lo lắng về việc giá thịt lợn neo cao, ngay cả các tiểu thương bán thịt lợn cũng mong muốn thịt lợn hơi sớm giảm giá. Có mặt tại khu bán thịt lợn, chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) lúc 5h sáng ngày 26/7, trái ngược với khung cảnh người mua người bán nhộn nhịp, khu vực bán thịt lợn vắng vẻ lạ thường. Không ít khách hàng sau khi khảo giá đành "quay lưng" để tìm các loại thực phẩm khác rẻ hơn thay thế thịt lợn.
Quê tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nhưng sáng nào chị Mến cũng thức dậy từ sớm để tới chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) bán thịt lợn. Tâm sự với phóng viên, chị Mến cho hay, thời điểm trước khi thịt lợn lên giá, việc bán buôn và bán lẻ rất dễ dàng nhưng từ khi thịt lợn lên giá, lượng khách hàng giảm hẳn. Có mặt đều ở chợ nhưng ngày nào chị cũng nơm nớp nỗi lo "ế hàng". Khi được hỏi về mong muốn của mình, chị Mến cho biết, chị rất mong giá thịt lợn tiếp tục giảm để việc buôn bán thuận lợi hơn.
Người tiêu dùng và tiểu thương mong muốn thịt lợn sớm giảm giá. |
Trước diễn biến giá thịt lợn và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng cao thời gian gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và các địa phương thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung thịt lợn, thức ăn chăn nuôi và bình ổn giá.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương theo dõi sát diễn biến, tình hình giá cả, cung cầu thịt lợn trên thị trường để thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nguồn cung thịt lợn, thức ăn chăn nuôi và bình ổn giá theo quy định. Bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi, không để thiếu hụt thịt lợn, giá thịt lợn tăng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và gây áp lực lên lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất khẩu thịt lợn qua biên giới; quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và bảo đảm nguồn cung để bình ổn giá thịt lợn; thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh dịch; khẩn trương tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học.
Đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan kiểm tra, kiểm soát chợ đầu mối và khâu giết mổ, không để đầu cơ trục lợi đẩy giá.
Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, cơ quan liên quan chủ trì kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cung ứng cho người tiêu dùng.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36