Gây dựng ước mơ nông nghiệp sạch

(LĐTĐ) Nghề nông vốn vất vả, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vì thế không mấy người chọn lựa lĩnh vực này để khởi nghiệp. Thế nhưng, anh Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong lại khác. Quyết tâm “bỏ phố về quê”, Nguyễn Thế Lâm đã chứng minh rằng, khi có sự kiên trì và nỗ lực, niềm khao khát mang sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng thì hoàn toàn có thể được đón nhận và thành công.
Bỏ phố về quê làm giàu từ nông nghiệp sạch Giải bài toán về đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ

Người dám nghĩ, dám làm

Tôi biết và nghe kể về anh Nguyễn Thế Lâm, hiện đang là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong tại huyện Mê Linh qua lời một đồng nghiệp. Qua câu chuyện, tôi mường tượng rằng anh tương đối “già”, vì những người trẻ sẽ ít có kinh nghiệm “trông trời, trông đất, trông mây” để dấn thân vào nông nghiệp.

Gây dựng ước mơ nông nghiệp sạch
Anh Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

Thế nhưng, gặp và tiếp xúc với Nguyễn Thế Lâm tôi mới biết những suy nghĩ của mình dường như đã sai. Nguyễn Thế Lâm trẻ và đầy nhiệt huyết. Anh khiến tôi bất ngờ, không chỉ bởi anh thuộc thế hệ 8X mà còn bởi quyết tâm mang sức trẻ cống hiến và xây dựng quê hương.

Anh kể với tôi, nông nghiệp là lĩnh vực bản thân anh ưa thích từ nhỏ. Đôi lần, khi trông ra cánh đồng làng màu mỡ, nhưng lại bỏ hoang hóa, anh xót của và thấy đó là sự lãng phí. Nhưng khi ấy, anh cũng chưa nghĩ bản thân mình sẽ gắn với nông nghiệp.

Cuộc sống có nhiều ngã rẽ và sự đưa đẩy hữu duyên của số phận. Điều này dường như cũng “vận” vào anh. Nguyễn Thế Lâm học ngành cơ điện nhưng ra trường lại làm hướng dẫn viên du lịch. Và trong những lần đi tour, dẫn khách du lịch đi trải nghiệm, bản thân anh cũng thấy được nhiều mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp hay và thành công.

Nghĩ đến lượng lớn diện tích đất ở quê hương đang bị bỏ hoang hóa, rất lãng phí nên anh quyết tâm bỏ tất cả để về quê. Khi ấy, suy nghĩ trong Nguyễn Thế Lâm cứ lặp đi, lặp lại rằng, sẽ về quê, thuê lại nơi đất trũng để đầu tư vào nông nghiệp. Cứ thế, anh “rẽ ngang” và quyết tâm dấn thân vào lĩnh vực nhiều thách thức.

“Khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch khó khăn hơn các lĩnh vực khác. Quan trọng nhất là bản thân mình phải có định hướng cụ thể sẽ làm gì, đi theo phân khúc thị trường nào và hơn hết là phải có sự kiên trì. Kiên trì là yếu tố quyết định cao nhất trong khởi nghiệp từ sản xuất nông nghiệp” – anh Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong.

“Trước 2015 tôi có làm bên du lịch. Trong quá trình đi làm, bản thân tôi cũng được trải nhiệm một số mô hình. Về quê, tôi thấy diện tích đất ở quê hương bỏ hoang hóa nhiều, rất lãng phí nên quyết về thuê thầu lại và đầu tư vào nông nghiệp. Thời điểm đó, trong gia đình cũng nói và khuyên nhiều nhưng bản thân tôi vẫn quyết tâm bởi nông nghiệp là lĩnh vực tôi ưa thích từ nhỏ. Hơn nữa, suy nghĩ quay về để xây dựng và phát triển quê hương cứ mãi thôi thúc tôi”, anh Nguyễn Thế Lâm chia sẻ.

Ban đầu, khi bắt tay vào khởi nghiệp, Nguyễn Thế Lâm phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Anh kể, thời điểm đó vợ anh mới sinh con, bản thân lại nghỉ việc để tập trung cho những ý tưởng của mình, nên kinh tế gia đình khá eo hẹp. Thứ nữa, do vùng sản xuất hiện tại là khu vực chiêm trũng, canh tác hoa màu hạn chế… nên phải sau 2 năm đầu tư, cải tạo lại thì sự ngập úng, chất đất để trồng cây cối mới dần trở nên phù hợp.

Càng khó khăn thì càng nỗ lực, có sức người sỏi đá cũng thành cơm, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, chàng trai trẻ Nguyễn Thế Lâm đã dần mở rộng diện tích sản xuất. Nếu như khởi điểm diện tích nuôi trồng của anh chỉ có 1ha, thì nay diện tích phát triển đã lên 15ha. Sản phẩm hữu cơ chủ lực là ổi, táo, đu đủ, bưởi và kết hợp chăn nuôi. Sự “quay vòng” này giúp đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt đoạn.

Nguyễn Thế Lâm nói với tôi rằng, anh may mắn. May mắn bởi bản thân được đi, gặp và tiếp xúc với nhiều mô hình kinh tế nổi bật. Nhờ vậy anh có sự định hướng và tầm nhìn khác với những mô hình phát triển kinh tế địa phương. Cũng nhờ vậy mà anh có những định hướng ngay từ đầu là sẽ sản xuất ra những sản phẩm trực tiếp, hướng tới sự an toàn cho người tiêu dùng. Sự định hướng này đã định ra nền tảng để anh vượt qua mọi khó khăn để bước đến thành công.

Nói là vậy, nhưng nhìn những việc làm của Nguyễn Thế Lâm, tôi thấy rằng, đó không đơn thuần là may mắn. Vì sao ư? Bởi khi bản thân không cố gắng, tự tìm tòi những hướng đi, cách làm mới để vượt qua khó khăn thì người ta sẽ không thể nào đi đến thành công. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” câu này hẳn đúng với Nguyễn Thế Lâm.

Sự kiên trì sẽ làm nên thành công

Khi sản xuất đi vào ổn định, năm 2017, anh Nguyễn Thế Lâm kêu gọi người dân xung quanh thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đồng thời gắn kết chuỗi cung ứng sản xuất.

Ngay từ khi thành lập, anh Lâm đã định hướng cho các xã viên canh tác bằng phương pháp hữu cơ thay vì sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, chất tồn dư trong sản phẩm là hoàn toàn không có, đầu ra luôn được đảm bảo.

Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, phù hợp với xu hướng của thị trường, mỗi năm, Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong mang lại doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương. Với mô hình này, từ 7 xã viên tham gia vào sản xuất ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có 17 thành viên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất. Diện tích trồng cây ăn quả của Hợp tác xã ngày càng được mở rộng.

Gây dựng ước mơ nông nghiệp sạch
Các sản phẩm từ Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong được canh tác bằng phương pháp hữu cơ thay vì sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, chất tồn dư trong sản phẩm là hoàn toàn không có, đầu ra luôn được đảm bảo.

Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, anh Lâm cũng đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Việc tạo mã truy xuất nguồn gốc đã tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Thông qua mã truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và tin tưởng sử dụng.

Để hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, anh Lâm đã tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP). Trong năm 2020, Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng.

Cùng với việc tiêu thụ cây ăn quả tại các kênh thương mại truyền thống, Hợp tác xã cũng chú trọng đẩy mạnh bán hàng trực tuyến (online), trên mạng xã hội như Facebook, Zalo... đưa nông sản lên “Chợ thương mại điện tử” của Thành phố. Đến nay, các sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt tại nhiều hệ thống cửa hàng thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố.

Nhắc chuyện này, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong Nguyễn Thế Lâm kể với tôi, ban đầu sản phẩm Hợp tác xã làm ra nhiều nhưng chưa có đầu ra. Bản thân anh Lâm cũng mất một khoảng thời gian rất vất vả, từ khâu thu hái đến bảo quản sản phẩm. Mỗi sáng, anh phải dậy từ mờ sương để đi chợ đầu mối… nhờ cách tiếp cận thị trường linh hoạt, sản phẩm đã thu hút được khách hàng tìm đến tận nơi sản xuất để thu mua.

“Sau một thời gian, tôi đã tìm được cơ hội tại các chương trình như hội chợ, xúc tiến thương mại… Qua đó tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng hơn, duy trì đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện việc tham gia chương trình xúc tiến thương mại, tiếp cận các siêu thị, điểm bán sản phẩm an toàn, vẫn được tôi duy trì. Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi thấy rằng phải có sự nỗ lực từ sản xuất đến phát triển thị trường. Nếu làm ra sản phẩm thực sự tốt thì hoàn toàn có thể được người tiêu dùng chấp nhận” – anh Nguyễn Thế Lâm chia sẻ. /.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động