Bỏ phố về quê làm giàu từ nông nghiệp sạch
Chuyện những nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch Sản xuất rau an toàn, nan giải bài toán giá |
Thành công nhờ dám nghĩ, dám làm
Là một xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam của huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội), trong những năm qua, xã Tiến Thịnh đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ những vùng đất hoang hóa, dưới đôi bàn tay sáng tạo, chăm chỉ của người nông dân đã biến thành những vùng cây ăn quả tươi tốt, cho năng suất và thu nhập cao.
Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong thu hoạch ổi lê Đài Loan. |
Có thể nói, khởi nghiệp từ nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với một chàng thanh niên trẻ tuổi. Bằng sự quyết tâm, bản lĩnh kiên cường, dưới sự động viên của vợ và người thân, anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã chứng minh cho mọi người thấy con đường anh lựa chọn là hoàn toàn chính xác.
Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình, anh Lâm kể, anh bắt đầu trồng cây ăn quả hữu cơ từ đầu năm 2015. Cánh đồng cây ăn quả trù phú này trước đây là đồng trũng. Mỗi khi tới mùa mưa là nước mưa ngập trắng đồng. Bằng những hiểu biết về nghề nông và tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng cây ăn quả, anh cùng vợ đã cải tạo khu đất trên để ngăn tình trạng ngập úng vào mùa mưa và cung cấp nước cho cây vào mùa khô. Song song quá trình cải tạo đất, vợ chồng anh cũng tiến hành trồng cây ăn quả. Chỉ sau khoảng 2 năm, các loại cây ăn quả như đu đủ, táo, bưởi… đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, anh Lâm kêu gọi người dân xung quanh thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Ngay từ khi thành lập, anh Lâm đã định hướng cho các xã viên canh tác bằng phương pháp hữu cơ thay vì sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Đặc biệt, với sản phẩm chủ lực là giống ổi lê Đài Loan, Hợp tác xã áp dụng kỹ thuật cắt cành theo tỷ lệ 1/3 (3 phần cắt 2, lấy 1). Cứ sau mỗi đợt cây ổi ra quả non, những cành không ra quả lại được cắt để có thể đậu quả cho đợt sau.
Để có nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây, anh Lâm cùng các xã viên phát triển thêm mô hình chăn nuôi vịt. “Toàn bộ diện tích ổi của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai và các loại thuốc trừ sâu sinh học. Ổi khi đạt kích thước tiêu chuẩn được bọc bằng túi nilon, túi lưới để tránh các tác nhân gây hại” - anh Lâm cho biết.
Chia sẻ về ưu điểm nổi trội của giống ổi lê Đài Loan so với các loại ổi khác, anh Nguyễn Thế Lâm cho hay: “Khác với các giống ổi trên thị trường, ổi lê Đài Loan có độ giòn, ngọt và cho năng suất rất cao. Một cây ổi trưởng thành sẽ cho năng suất từ 100 đến 120 kg/cây/năm. Hơn nữa, giống ổi này có thể điều chỉnh cho ra quanh năm và cũng có thể điều chỉnh được thời vụ dựa trên tác động kỹ thuật, do đó, trong Hợp tác xã có thể lựa chọn thời điểm ra quả thích hợp để đưa lại giá trị kinh tế cao cho quả ổi”.
Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, phù hợp với xu hướng của thị trường, mỗi năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong mang lại doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương. Từ 7 xã viên tham gia vào mô hình sản xuất ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có 16 thành viên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, diện tích trồng cây ăn quả của Hợp tác xã ngày càng được mở rộng.
Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, anh Lâm đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Việc tạo mã truy xuất nguồn gốc đã tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Thông qua mã truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và tin tưởng sử dụng. Để hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, anh Lâm đã tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP). Trong năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng.
Theo anh Lâm, nhờ sự tin tưởng của khách hàng, hiện nay các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có chỗ đứng, thị trường ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của Hợp tác xã đến với khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội và tiêu thụ tại các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên,… Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, Hợp tác xã cũng đã lên phương án sản xuất để nâng cao giá trị của cây ổi, giúp các thành viên trong Hợp tác xã bao tiêu sản phẩm, không để tình trạng ùn ứ xảy ra.
Đánh giá về mô hình kinh tế của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong, ông Trần Anh Tân - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thịnh cho biết, mô hình kinh tế trồng trọt theo hướng hữu cơ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong là một trong những mô hình tiêu biểu của xã Tiến Thịnh. Do được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn VietGap nên các loại hoa quả đều an toàn và được người tiêu dùng tin dùng, đánh giá cao về chất lượng. Mô hình trên không chỉ đưa lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình anh Lâm mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.
“Xã Tiến Thịnh đánh giá cao những người dân dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả của các mô hình kinh tế, xã sẽ tiếp tục động viên, hỗ trợ các hộ sản xuất và Hợp tác xã để người dân có điều kiện mở rộng sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả tại các thôn lân cận sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng quỹ đất của địa phương”- ông Tân cho hay./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36