Duyệt phim ở ta có khắt khe hơn một số quốc gia khác?

Câu chuyện duyệt phim nóng lên trong đời sống điện ảnh hôm nay khi một số phim Việt bị cấm phổ biến gần đây hoặc bị xử phạt hành chính vì vi phạm Luật Điện ảnh.
Điện ảnh về đề tài nông thôn thời hiện đại: Cần đột phá, sáng tạo hơnNhìn lại điện ảnh Việt nửa đầu 2021
Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn. Ảnh chụp lại từ màn hình
Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn. Ảnh chụp lại từ màn hình

Dĩ nhiên, mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau, vì thế yếu tố “thuần phong mỹ tục” cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên việc so sánh, đối chiếu duyệt phim ở ta so với một số nước là điều cần thiết, nhất là khi dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua, dự kiến vào tháng 10 năm nay.

Vì sao phải duyệt phim?

Câu trả lời đơn giản vì phim có tính phổ biến sâu rộng tới nhiều lớp đối tượng khán giả khác nhau, trong khi có thể hàm chứa nhiều yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, kinh dị, ma túy - chất gây nghiện… Có phim phù hợp với đối tượng này, nhưng lại không thích hợp cho một bộ phận người xem khác và ngược lại. Có cảnh bắn giết phù hợp trong phim hành động nhưng đưa vào phim tình cảm lại hoàn toàn phản tác dụng...

Nhưng tác động của phim ảnh rất mạnh, chả thế mà nhiều thủ phạm giết người ở tuổi vị thành niên khi bị bắt khai là bị kích động muốn làm theo mẫu “người hùng” của phim.

Đó là chưa kể văn hóa, phong tục tập quán mỗi nước khác nhau, mỗi châu lục khác nhau.

Bởi thế, nhiều quốc gia phải thành lập hội đồng duyệt phim gồm nhiều thành viên từ nhà phê bình, đạo diễn, biên kịch và đại diện một số cơ quan khác có liên quan, trong nhiều trường hợp khó xử còn mời thêm một số chuyên gia từng lĩnh vực chuyên môn hẹp. Ở nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn quốc, Australia, Singapore, Ấn Độ… việc kiểm duyệt phim sẽ do cơ quan chuyên trách thuộc chính phủ đảm nhiệm chứ không giao cho các đơn vị tư nhân. Riêng ở Hoa Kỳ thì việc kiểm duyệt, đánh giá được giao cho Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA) nhưng vẫn có các cơ quan kiểm duyệt phim ảnh trực thuộc chính phủ ở các tiểu bang để kiểm duyệt phim phát hành trong lãnh thổ tiểu bang đó.

Tương đồng và khác biệt

Hiện ở ta, việc phân loại phim có 4 mức: Phổ biến rộng rãi, C13 (cấm khán giả dưới 13 tuổi), C16 (cấm khán giả dưới 16 tuổi), C18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi).

Hoa Kỳ đưa ra 5 mức phân loại phim là G (phổ biến rộng rãi), PG (từ 9 tuổi trở lên), PG-13 (13+), R (16+) và NC-17 (17+). Hệ thống phân loại của Hàn Quốc cũng có 5 mức: Toàn thể khán giả, Khán giả trên 12 tuổi, Khán giả trên 15 tuổi, Chỉ dành cho người lớn (cấm khán giả dưới 18 tuổi) và Chiếu hạn chế - phim chiếu trong phạm vi nhất định để tuyên truyền, quảng cáo vì chúng thể hiện thái quá sự dâm ô, bạo lực, các hành vi xã hội…

Phân loại phim của Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh nhiều nhất với 7 mức độ: U (Phổ biến) - Dành cho mọi lứa tuổi, PG - Trẻ em nên xem cùng cha mẹ. 12 - Cấm trẻ em dưới 12 tuổi. 15 - Cấm trẻ em dưới 15 tuổi. 18 - Cấm trẻ em dưới 18 tuổi, áp dụng với phim tương đương mức R của Hoa Kỳ. R18 - Phim có nội dung khiêu dâm, cấm trẻ em dưới 18 tuổi, đồng thời chỉ được chiếu trong các cửa hàng bán băng đĩa khiêu dâm. Và mức cao nhất là cấm trình chiếu (Banned).

Theo Wikipedia, từ năm 1985 đến năm 2018, Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh (BBFC) đã cấm 39 bộ phim có những nội dung được xem là vi phạm pháp luật và đạo đức. Ngoài ra, BBFC đã yêu cầu chỉnh sửa, cắt bỏ với rất nhiều bộ phim khác. Như năm 1999, bộ phim chiến tranh “The Dam Busters” (1955) đã bị kiểm duyệt, tất cả các cảnh phim gọi đến tên của một con chó là “Nigger” đã bị xóa (do “Nigger” là từ miệt thị người da đen).

Ngay với Hoa Kỳ, nhiều nhà sản xuất phim gây áp lực với MPAA để bỏ phân loại NC-17 bởi chúng làm cho phim của họ bị thiệt hại nhiều và nhiều tờ báo uy tín từ chối điểm phim, quảng cáo các phim loại NC-17; trong khi nhiều nước thì cấm trình chiếu những phim mà Hoa Kỳ dán nhãn NC-17…

Một số Luật Điện ảnh khác của Trung Quốc hay Singapore cũng rất nghiêm khắc với những phim vi phạm đường lối chính trị, pháp luật của nước đó, chí ít là bị cắt bỏ những đoạn bị coi là vi phạm trước khi trình chiếu, nếu không chấp hành thì phim sẽ bị cấm chiếu. Và chế tài xử phạt của nhiều nước Châu Á khá nặng như Hàn quốc thì người vi phạm có thể bị phạt tù lao động công ích không quá 2 năm.

Còn cảnh “nóng” thì sao?

Về hình ảnh khỏa thân, để phim phổ biến rộng rãi mọi lứa tuổi, Luật Điện ảnh Việt Nam nêu rõ: Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ phần trên của nam giới, phần trên phía sau của nữ giới không liên quan đến tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

Với C13, Luật Điện ảnh ở ta ghi rõ: Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ các trường hợp sau: Hình ảnh khỏa thân không trực diện phía trước, phía sau của phụ nữ không liên quan đến tình dục, hình ảnh khỏa thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số...

Trong khi C16, không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên và thời lượng kéo dài, trừ các trường hợp sau: khỏa thân phía sau của nam và nữ, khỏa thân phần trên phía trước của nữ không liên quan đến hoạt động tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

Và C18 không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp các hình ảnh khỏa thân toàn phần đó phù hợp nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có các hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài…

Thực ra với cảnh “nóng”, luật của ta không quá khắt khe, bằng cớ là xem nhiều phim Mỹ, nhiều khi dán mác R (16+) nhưng tình dục rất nhẹ nhàng và thời lượng ít hơn phim Việt nhiều. Duy có bạo lực thì phim Mỹ “nặng đô” hơn so với rất nhiều phim các nước Châu Âu.

Việc cắt bỏ hay kiểm duyệt phim không phải là chuyện chỉ có ở Việt Nam như nhiều người xưa nay lầm tưởng. Có chăng là sự khác biệt trong việc cấm hay chiếu hạn chế thôi.

Theo Việt Văn/laodong.vn

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/duyet-phim-o-ta-co-khat-khe-hon-mot-so-quoc-gia-khac-938403.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động