Đường Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam: Người trồng mía chịu nhiều thua thiệt

(LĐTĐ) Ngay sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, ngành đường mía trong nước đang rơi vào cảnh khó khăn hơn bao giờ hết. Đặc biệt, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, việc đường mía từ Thái Lan được trợ giá nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, sẽ khiến cho Nhà nước có thể mất đi khoản thu lên hàng nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chơi" dành cho doanh nghiệp nhập khẩu đường? Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88% Không tổ chức Phiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2020

Việc Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT (quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan) và Quyết định 477/QĐ-BCT (áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với đường mía từ Thái Lan), khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, phải chăng các Quyết định trên đang tạo nhiều lỗ hổng để doanh nghiệp “lách luật” trục lợi chính sách?.

Mong được cạnh tranh công bằng

Theo đó, ngày 21/9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT mang lại kỳ vọng theo đuổi cuộc cạnh tranh trên sân nhà đã làm nhen nhóm hy vọng cho nhiều nhà máy, vùng nguyên liệu đường sẽ vượt qua khó khăn, cạnh tranh công bằng.

Tại quyết định này cũng nhấn mạnh nguyên tắc hồi tố, áp dụng đối với các lô hàng nhập khẩu, cụ thể: Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp, chống phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá, có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá, có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Đường Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam: Người trồng mía chịu nhiều thua thiệt
Đường Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam: Thiệt thòi nhất vẫn thuộc về người trồng mía

Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 16/2/2021 về việc áp dụng thuế chống trợ cấp, chống phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia mía đường, việc thực thi Quyết định 2466/QĐ-BCT và Quyết định 477/QĐ-BCT đã để ngỏ những lổ hổng, tiếp tay cho hành vi trục lợi chính sách của một số ít doanh nghiệp nhập khẩu đường.

Trong đó, các quyết định này đã thể hiện quy định thiếu rõ ràng về hiệu lực của biện pháp chống bán giá và trợ cấp, khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đường giá rẻ từ Thái Lan “tranh thủ” gia tăng quy mô nhập khẩu ngay cả trong giai đoạn điều tra.

Số liệu từ Hiệp hội mía đường Việt Nam cho thấy, năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan về Việt Nam tăng hơn 1,33 triệu tấn (tăng gấp nhiều lần năm 2019), ngân sách có thể thất thu lên đến 5.379,4 tỷ đồng (như phân tích trong bài viết trước) thì có thể nói, hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trở nên rất ít. Thậm chí, Quyết định 477/QĐ-BCT cũng “máy móc” nhắc lại quy định về hồi tố theo khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương. Ở đây, Bộ Công Thương “có thể” quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước?.

Ngược lại, quyết định cần nêu quan điểm rõ ràng, dứt khoát và không trái với Luật Quản lý ngoại thương để ngăn chặn làn sóng nhập khẩu mang tính trục lợi. Thực tế cho thấy, với Quyết định số 477/QĐ-BCT chỉ hồi tố trong thời gian 90 ngày thì đã có hàng triệu tấn đường phá giá và được trợ cấp nhập khẩu từ trước tháng 9/2020 “nằm ngoài” phạm vi hồi tố theo Luật Quản lý ngoại thương. Hậu quả của sai sót này không chỉ khiến biện pháp tự vệ mất đi hiệu quả, mà còn bị nhiều doanh nghiệp trục lợi.

Số liệu cũng cho thấy, chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 10/2020 đến hết tháng 2/2021) các doanh nghiệp vẫn ồ ạt nhập khẩu đường mía, số lượng lên đến hơn 826,2 nghìn tấn, với giá trị khoảng hơn 8.500 tỷ đồng và chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan. Những doanh nghiệp nhập khẩu chính vẫn là Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vilitas Thái Bình, Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Cuộc Sống Việt, Công ty CP Đường Việt Nam (Vietsugar),…

Từ số liệu trên các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngay cả khi đã có quyết định điều tra và đến khi có Quyết định 477/QĐ-BCT thì có đến hơn 449 nghìn tấn đường được doanh nghiệp nhập khẩu trong tháng 10 và tháng 11/2020 “nằm ngoài” việc hồi tố; tương đương tổng số tiền hơn 4.647 tỷ đồng (giá nhập khẩu bình quân khoảng 450 USD/tấn). Với mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp 41,38% thì có thể ngân sách thất thu hơn 1.922,9 tỷ đồng.

Thiệt hại nhất vẫn là người trồng mía

Một vấn đề đặt ra: Những khó khăn, thiệt hại của người trồng mía và doanh nghiệp sản xuất đường trong nước sau khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (Atiga) từ ngày 1/1/2020 với thuế nhập khẩu đường chỉ còn 5%, liệu các cơ quan chức năng và Bộ Công Thương có biết?.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 đồng loạt nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước đã gửi đơn kêu cứu lên Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các bộ, ngành liên quan về những khó khăn, thiệt hại từ việc nhập khẩu đường Thái Lan. Trong đó, ngày 8/1/2020, nhiều doanh nghiệp cùng với Hiệp hội Mía đường đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Công Thương về vấn đề này.

Tại phiên họp, Bộ Công Thương đã đưa ra quan điểm áp dụng biện pháp tự vệ theo Luật Quản lý ngoại thương 2017 trong việc nhập khẩu đường. Biện pháp này dễ áp dụng nhưng các nước khác thường áp dụng ngược lại. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 6/2020 Bộ Công Thương mới có thông báo rất khó áp dụng biện pháp tự vệ và sau đó thống nhất chuyển sang điều tra để chống bán phá giá. Và đến tháng 9/2020 Bộ Công Thương mới có Quyết định 2466/QĐ-BCT đưa vào điều tra.

Trong khi đó, Quyết định 477/QĐ-BCT quy định tách hai loại đường tinh luyện và đường thô được áp thuế chống bán phá giá chênh lệch 15% đã tạo kẽ hở để doanh nghiệp nhập khẩu đường thô. Đây là nguyên nhân quyết định sự tồn vong của các vùng nguyên liệu. Thực tế, trong cơ cấu chi phí sản xuất đường tinh luyện, đường thô chiếm đến 70% chi phí sản xuất đường trắng, trong khi phần lớn các khoản trợ cấp của Thái Lan tập trung vào khâu nguyên liệu, trồng mía tức là khâu sản xuất đường thô mà không trợ cấp xuất khẩu. Do đó, trên nguyên tắc, biên độ trợ cấp tính trên đường thô phải lớn hơn so biên độ trợ cấp tính trên đường tinh luyện, do giá đường tinh luyện cao hơn.

Một bài toán về chênh lệch 15% thuế chống bán phá giá được đặt ra, cụ thể, đường mía nhập khẩu có trợ cấp trợ giá của Thái Lan về đến Việt Nam trung bình khoảng 8.000 đồng/kg, nếu được áp thuế 48,88% sẽ là 11.910 đồng/kg; áp thuế nhập khẩu 5% thì giá đường sẽ là 12.505 đồng/kg. Đối với đường mía sản xuất trong nước có tỷ suất thu hồi 10 mía 1 đường thì giá mía nguyên liệu tương ứng là hơn 1,25 triệu đồng/tấn mía về đến nhà máy.

Với mức thuế phòng vệ 48,88%, giá thu mua mía tại ruộng không bao gồm cước vận chuyển sẽ tương đương khoảng 1,1 triệu đồng/tấn (cước vận chuyển bình quân 100 - 150 nghìn đồng/tấn) đủ để duy trì cây mía. Ngược lại, nếu áp dụng thuế chống bán phá giá 33,88% (cộng cả thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) thì giá đường thô nhập về là 10.710 đồng/kg (tương đương 1,07 triệu đồng/tấn mía).

Như vậy, mức độ chênh lệch khoảng 180 nghìn đồng/tấn mía. Với diện tích mía như niên vụ 2020 - 2021 khoảng 150 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 50 tấn/ha (tương đương 7,5 triệu tấn mía) nhân với độ chênh lệch 180 nghìn đồng/tấn thì người trồng mía trong nước thiệt hại 1.350 tỷ đồng/năm. Một số ít các doanh nghiệp nhập khẩu đường thô mà không duy trì nguồn nguyên liệu có lợi từ chính sách này. Cùng với đó, người trồng mía trong nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn?.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động