Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông
Thể hiện tính ưu việt
Ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội là câu chuyện không phải đến bây giờ mới được đề cập. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc được các chuyên gia chỉ ra đến từ nhiều yếu tố song việc xử lý vấn đề vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Dễ thấy, ùn tắc giải quyết được ở chỗ này thì lại phát sinh chỗ khác. Sự lặp đi lặp lại như một vòng luẩn quẩn. Điểm giao cắt tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (còn gọi là đường Chu Văn An) nối quận Hoàng Mai với huyện Thanh Trì và đường 70 tại Thủ đô Hà Nội là ví dụ. Trục giao thông này gần đây là điểm nóng, gây bức xúc cho không ít người và phương tiện lưu thông.
Đường sắt đô thị là xu thế phát triển tất yếu giúp Hà Nội giảm ùn tắc. Ảnh: Đinh Luyện |
Thực tế, hiện giao thông vận tải Thủ đô vẫn đang tồn tại một số hạn chế, thách thức cần vượt qua. Chẳng hạn như, hiện tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được khoảng 12,13% (Quy hoạch yêu cầu 20-26%); tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt được khoảng 19,50% (Quy hoạch yêu cầu đạt từ 50-55%)
Theo tìm hiểu, việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn được Hà Nội xác định là ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra. Xác định đường sắt đô thị là “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, một động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong tờ trình Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành thi công xây dựng 96,8km; đến năm 2035 hoàn thành 301km và đến năm 2045 hoàn thành đầu tư xây dựng 196,2km. Sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư khoảng 55,442 tỷ USD, trong đó giai đoạn đến năm 2030 khoảng 16,208 tỷ USD; giai đoạn đến năm 2035 khoảng 20,966 tỷ USD; giai đoạn đến năm 2045 khoảng 18,268 tỷ USD.
Phá bỏ các rào cản
Theo dự báo, dân số Hà Nội đến năm 2030 tăng lên khoảng 11,5 triệu người, ùn tắc giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, sẽ tiếp tục tạo ra các gánh nặng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, để giải quyết căn cơ vấn đề ùn tắc giao thông thì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nghiên cứu, áp dụng mô hình TOD (mô hình được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường – PV).
Dù có nhiều ưu điểm song thực tế triển khai các dự án đường sắt đô thị thời gian qua cho thấy có rất nhiều bất cập. Bên cạnh vấn đề chậm tiến độ, các dự án còn bị đội vốn do phát sinh chi phí và khiếu nại của các nhà thầu làm tổng mức đầu tư tăng cao. Các tuyến đường sắt đô thị hiện nay (bao gồm các tuyến trong quy hoạch và các tuyến đã đưa vào khai thác) còn thiếu tính gắn kết với việc tái cấu trúc không gian đô thị, thiếu tính liên thông, kết nối với chính hệ thống giao thông; khó khăn trong việc tiếp cận các nhà ga cũng làm giảm đáng kể hiệu quả khai thác của loại hình giao thông vận tải khối lượng lớn này.
Trở lại câu chuyện đường sắt đô thị là xu thế tất yếu giao thông công cộng. Tại Hội thảo “Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó”, trên góc nhìn chuyên gia, TS. Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hanoi Metro chia sẻ, đường sắt đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của giao thông đô thị. Và, phát triển giao thông đô thị bền vững cũng chính là điều kiện để phát triển đô thị bền vững.
Theo ông Vũ Hồng Trường, vận tải hành khách công cộng có 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1 là giai đoạn để phục vụ người không có phương tiện đi lại; giai đoạn 2 là cạnh tranh với phương tiện cá nhân, điều này đường sắt đô thị đã làm được; giai đoạn cuối cùng là giai đoạn người dân ưa thích.
Và, Hanoi Metro đang hướng đến mục tiêu đó. Điểm đáng trân quý ở chỗ, nếu sử dụng tàu điện để đi học, đi làm thì cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào hành động bảo vệ môi trường Thủ đô. Bởi, cứ 1.000.000 giờ di chuyển bằng đường sắt đô thị thì sẽ tiết kiệm được 478.000 giờ, giảm 100 tấn khí thải và đem lại giá trị khoảng 30 tỷ đồng.
Rõ ràng, một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đường sắt đô thị cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1
Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng
Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Tin khác
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi
Giao thông 12/12/2024 13:59
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh
Giao thông 12/12/2024 10:51
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm
Giao thông 12/12/2024 06:22
Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?
Giao thông 11/12/2024 20:53
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng
Giao thông 08/12/2024 19:19
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn
Giao thông 07/12/2024 22:35
Ma men dắt xe "né" chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng bất thành
Giao thông 07/12/2024 10:39
Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?
Giao thông 07/12/2024 06:14
Tăng tốc phát triển giao thông xanh
Giao thông 06/12/2024 06:35
Nhân viên xe buýt trả lại 21 triệu đồng của khách để quên
Giao thông 05/12/2024 19:53