Dùng AI để hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác

Theo số liệu thống kê, số lượng cuộc gọi rác trung bình tháng trong 7 tháng đầu năm 2022 lên đến 23 triệu, tăng 2,3 lần so với trung bình tháng trong 7 tháng đầu năm 2021. Nhiều người dùng phản ánh vẫn còn tình trạng “giội bom” khách hàng với các chiêu trò tư vấn bất động sản, hướng dẫn đầu tư tài chính, giới thiệu sản phẩm... Để hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác cần ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần thêm tiêu chí giải quyết vấn đề lợi ích cho nhà mạng trong xử lý rác viễn thông.
Hà Nội: Ban hành quy trình xử lý số điện thoại thực hiện tin nhắn rác và rao vặt sai quy định Triệt phá vụ thiết lập trạm phát sóng di động giả để phát tán tin nhắn rác đầu tiên
Dùng AI để hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác
Nhiều người dùng đau đầu vì bị các cuộc gọi rác quấy rầy.

Nở rộ mời chào đầu tư tài chính, tri ân khách hàng, cuộc gọi rác

14h ngày 21.9, chị Trần Thị Diệu Thuý (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) đang cuống cuồng hoàn thiện các công việc trong ngày thì nhận được cuộc điện thoại từ một số máy lạ đầu 032. Đó là một cuộc điện thoại gọi chào mời chị tham gia thị trường chứng khoán quốc tế với tỉ suất sinh lời cao, giao dịch mua bán ngay trong ngày. Dù đã giải thích không có nhu cầu đầu tư nhưng nhân viên môi giới vẫn gặng hỏi nên rất mất thời gian.

Một trường hợp khác, anh Phạm Anh Hoàng (Sầm Sơn, Thanh Hoá) chia sẻ, anh vẫn thường hay nhận được những cuộc gọi “lạ” mời chào, nhận tham dự các “lễ tri ân”, hội nghị khách hàng nhưng từ những đơn vị chưa từng sử dụng dịch vụ. Nhân viên đầu máy bên kia ra rả thông báo mình là khách hàng may mắn được tri ân, tặng quà. Nhiều khi là các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, giảm giá cho những chuyến đi du lịch gia đình hay khuyến nghị đầu tư, mua đất nơi này, nơi khác. Anh Hoàng cho hay, nhiều khi người dùng điện thoại “phát khùng” trước những cuộc gọi thế này. Có những ngày anh phải nhận tới 3-4 cuộc gọi ngoài ý muốn như thế này.

Chị Diệu Thuý, anh Hoàng chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phải thường xuyên nhận các cuộc điện thoại “rác” với những thông tin quảng cáo liên quan tới đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế, tri ân khách hàng…

Nhiều người dân còn nhận được các cuộc gọi rác, mạo danh cơ quan thi hành pháp luật gọi thông báo lỗi vi phạm giao thông, vi phạm pháp luật… Nếu người dùng không đủ tỉnh táo để bảo vệ mình thì rất dễ bị lừa gạt.

Cuộc gọi rác bùng phát, chống lại thế nào?

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, số lượng cuộc gọi rác trung bình tháng trong 7 tháng đầu năm 2022 lên đến 23 triệu, tăng 2,3 lần so với trung bình tháng trong 7 tháng đầu năm 2021. Thậm chí, tốc độ gia tăng cuộc gọi rác đang diễn ra phi mã. Cụ thể, tháng 1.2022 phát sinh hơn 10 triệu cuộc gọi rác thì đến tháng 3, lượng cuộc gọi rác tăng gấp đôi. Đến tháng 6 và 7, tình trạng cuộc gọi rác càng bùng phát mạnh mẽ hơn.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông Luật phân tích, hiện nay có một nghịch lý đang thể hiện qua những con số, càng chống cuộc gọi rác thì tình trạng này càng bùng phát mạnh mẽ hơn. Bản chất của cuộc gọi rác dù tăng hay giảm cũng không có gì thay đổi, đó chủ yếu là cuộc gọi quảng cáo, bán hàng (telesale) gọi đến ngoài ý muốn của người nhận, còn lại là những cuộc gọi lừa đảo. Cả 2 loại cuộc gọi này đang được xem là “bất trị”.

Tuy nhiên, với cuộc gọi lừa đảo nếu đối tượng thực hiện cuộc gọi từ trong “bóng tối” thì cuộc gọi telesale đối tượng thực hiện lại chính từ các công ty, tổ chức, doanh nghiệp về kinh doanh và thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực như bất động sản (phát triển dự án và phân phối), bảo hiểm, chứng khoán quốc tế, bán kỳ nghỉ du lịch, bán khóa học online, mời gọi đầu tư…

Luật sư Bình cho rằng, để hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác cần ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần thêm tiêu chí giải quyết vấn đề lợi ích cho nhà mạng trong xử lý rác viễn thông. Theo đó, các nhà mạng cần tiếp tục nghiên cứu và thường xuyên cập nhật các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn cuộc gọi giả mạo, cuộc gọi “rác”.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), các nhà mạng đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật để chủ động phát hiện và ngăn chặn cuộc gọi rác. Trong 7 tháng đầu năm 2022 các doanh nghiệp đã chặn (khoá, huỷ) gần 190.000 thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác.

Cục Viễn thông cho biết, hiện các nhà mạng áp dụng các thuật toán dự đoán trên hạ tầng dữ liệu lớn (big data), học máy (machine learning) đối với tất cả các cuộc gọi, đồng thời kết hợp thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để xác định cuộc gọi “rác”, từ đó thực hiện biện pháp khóa chiều gọi đi của thuê bao phát tán cuộc gọi “rác”.

Trước thực trạng cuộc gọi rác đang tấn công khách hàng, Bộ TTTT thông tin đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai nhiều biện pháp để xử lý. Bộ TTTT đã có yêu cầu các nhà mạng nghiêm túc thực hiện việc chặn cuộc gọi rác. Nếu nhà mạng nào không làm nghiêm sẽ bị xử phạt.

Bộ TTTT đã nhắn tin cho người dân đề nghị chung tay góp sức với doanh nghiệp viễn thông nhằm ngăn chặn cuộc gọi rác. Theo đó, người dân khi nhận được tin nhắn khảo sát của doanh nghiệp (được gửi tới ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi rác) hãy chủ động trả lời là “Có” hoặc “Không” trên tin khảo sát.

Ngoài ra, thuê bao có thể phản ánh cuộc gọi “rác” bằng cách soạn tin nhắn miễn phí gửi tới đầu số 5656. Cú pháp phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [nội dung cuộc gọi “rác”] gửi 5656; hoặc V (nguồn phát tán) (nội dung cuộc gọi “rác”) gửi 5656. Ví dụ: V (0987654321) (Cuộc gọi quảng cáo giới thiệu sản phẩm dịch vụ bất động sản của công ty A) gửi 5656. Hoặc phản ánh qua website https://thongbaorac.ais.gov.vn của Bộ TTTT hoặc tổng đài CSKH, các ứng dụng của nhà mạng.

Theo Vương Trần /laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/dung-ai-de-han-che-cac-cuoc-goi-rac-tin-nhan-rac-1095901.ldo

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

(LĐTĐ) Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức cùng các sự kiện bên lề, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các thực tiễn tốt, cách tiếp cận và sáng kiến mới để mở rộng hợp tác giữa các nước, các tổ chức, doanh nghiệp về đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo.
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

(LĐTĐ) Tập đoàn FPT và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo hiểm nhân thọ.
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong đó, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP nêu rõ điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

(LĐTĐ) Cả hệ thống chính trị huyện Thanh Trì đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng "Công dân số Thủ đô" - iHanoi. Sau 4 tháng đi vào hoạt động, iHanoi đã tiếp nhận 526 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, 526 phản ánh đã được xử lý, chiếm tỷ lệ 89%.
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, quá trình chuyển đổi số của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đưa Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động