Đưa thương hiệu quà tặng Thủ đô lên tầm cao mới
Ứng dụng công nghệ trong phát huy giá trị di sản Góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” |
Khi được hỏi các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành về sản phẩm quà tặng đặc trưng của Hà Nội là gì? Có tới 60% lượt bình chọn là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn sản phẩm ẩm thực chiếm 20%, sản phẩm sáng tạo chiếm 15%; các sản phẩm khác chiếm 5%.
Du khách thích thú với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023. |
Trong khi, đối với hoạt động du lịch, các sản phẩm quà tặng chính là những tác phẩm nghệ thuật, thông qua đó để kể câu chuyện về văn hóa, lịch sử, con người Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút, hấp dẫn du khách, đồng thời tạo sự lan tỏa, quảng bá hình ảnh điểm đến.
Thời gian qua, nhiều địa phương và các làng nghề, các cơ sở sản xuất quà tặng trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều nhiều chuyển biến tích cực trong việc khôi phục và phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng có giá trị kinh tế cao đáp ứng thị trường khách du lịch.
Ví như, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát được biết đến là một trong những người làm sơn mài nổi tiếng của làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Xưởng điêu khắc của anh gần đây trở thành điểm đến của nhiều du khách trong hành trình khám phá các di sản nổi tiếng ở xứ Đoài. Là người con của mảnh đất Sơn Tây, Hà Nội, mặc dù tuổi đời còn trẻ, nhưng nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ nuôi khát vọng gìn giữ nghệ thuật sơn mài, sơn dầu truyền thống mà còn muốn quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ của nước nhà tới bạn bè và du khách trên khắp thế giới. Các tác phẩm tranh, tượng của anh đều được làm từ gỗ mít và đá ong. Đây đều là những chất liệu bản địa tại miền trung du Sơn Tây, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt với mong muốn tạo thành quà tặng du lịch mang đậm giá trị văn hóa đặc sắc của chính quê hương mình.
Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử - cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để “truyền tải” một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với 1.350 làng nghề, số lượng làng nghề lớn nhất cả nước hiện nay như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu Quất Động, khảm trai Chuôn Ngọ, sơn mài Hạ Thái, nón Chuông..., Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.
Xác định phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống là thế mạnh, những năm qua, Thành phố đã chỉ đạo tập trung và triển khai các quy hoạch phát triển nghề và làng nghề nổi tiếng, kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch; triển khai chương trình OCOP; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề; xây dựng các sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng của từng làng nghề và điểm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho mỗi điểm đến Hà Nội…
Những lợi ích của việc phát triển du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch không chỉ góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá, tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm đến du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích chi tiêu, tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chính vì vậy chủ trương đẩy mạnh phát triển các sản phẩm quà lưu niệm du lịch mang tính đặc trưng của Thủ đô Hà Nội là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch, làng nghề, điểm đến, di tích, doanh nghiệp lữ hành, toàn thể các đơn vị hoạt động du lịch đang hướng đến để xây dựng thương hiệu quà tặng cho du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, để sản phẩm quà tặng phát triển bền vững, có giá trị, định vị được thương hiệu rất cần có các giải pháp, để mỗi một sản phẩm quà tặng đến được với khách du lịch phải truyền tải được thông điệp văn hóa, lịch sử, có câu chuyện, đáp ứng số lượng, đảm bảo chất lượng, đa dạng mẫu mã, bền đẹp với thời gian, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý, có tính ứng dựng cao, linh hoạt trong truyền tải thông điệp...thì còn nhiều việc phải bàn.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp và tính liên kết của các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch đến Hà Nội. Đặc biệt, đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm được du khách yêu thích gắn với chuyển đổi số và thiết kế để phát triển du lịch làng nghề. Kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại vào sản phẩm quà tặng, phát triển các sản phẩm quà tặng du lịch mang tính biểu tượng của Hà Nội; truyền tải được câu chuyện văn hóa, yếu tố lịch sử của Hà Nội, của làng nghề vào sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề, nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo, nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư…
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01