Dự báo một số tác động của RCEP đối với nền kinh tế và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, mang nhiều kỳ vọng sẽ trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi tăng trưởng sau đại dịch. Từ Hiệp định, những dự báo về tác động của RCEP đã được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp có đủ kiến thức về kinh tế để chuẩn bị cho sự thay đổi trong năm 2022.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP: Những điều doanh nghiệp cần biết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Rộng mở thị trường, khốc liệt đường đua!

RCEP là một FTA thế hệ mới có quy mô lớn nhất thế giới, gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.

RCEP bao gồm gần như toàn bộ các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam: Thương mại giữa Việt Nam với các đối tác RCEP chiếm hơn một nửa (55%) tổng thương mại của Việt Nam năm 2020 (trong đó xuất khẩu chiếm 41%, nhập khẩu chiếm 71%); đầu tư trực tiếp từ các nước RCEP vào Việt Nam lũy kế đến tháng 10/2021 cũng chiếm tới 62% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Được ký kết vào tháng 11/2020, RCEP dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022 trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19.

Tại Hội thảo trực tuyến "Hiệp định RCEP - Những điều doanh nghiệp cần biết", ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước những kịch bản trái chiều cả về hợp tác thương mại lẫn đầu tư. Vấn đề được đặt ra là cạnh tranh địa chính trị diễn ra hết sức phức tạp trước, trong và cả ở lối ra cho các sản phẩm trong thời buổi dịch Covid-19. Cùng với đó, biến động mạnh của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại các thị trường đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc,… có tác động lớn đến doanh nghiệp Việt.

Dự báo một số tác động của RCEP đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Nhiều biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu, áp dụng chung với các đối tác, gây khó dễ ít nhiều cho thị trường Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam có khả năng trở thành đối tác nhỏ, tạo liên minh trong quá trình cạnh tranh với các đối tác lớn.

“Từ năm 2019 trở về trước, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ rất rõ, nhưng từ năm 2020 trở lại đây, các biện pháp đó đã đi song song với tăng trưởng thương mại liên tục và tạo thuận lợi thương mại. Các nền kinh tế tăng cường tìm kiếm hợp tác về FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Số (DEPA),…”, ông Dương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, RCEP đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt, một trong số đó là giúp gia tăng xuất khẩu và thu nhập quốc gia. Ông Dương khẳng định RCEP đóng vai trò quan trọng hơn các hiệp định khác ở chỗ Việt Nam đã có kinh nghiệm để thực hiện thông qua Hiệp định FTA của ASEAN+1 và trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Việt Nam đang phải tìm kiếm cơ hội xuất khẩu từ các thị trường đã phục hồi sớm nhất sau đợt dịch bệnh.

Theo đánh giá của hai chuyên gia về kinh tế quốc tế (Petri và Plummer), vào tháng 6/2020, Việt Nam vẫn phát triển rất nhanh nếu như không có Ấn Độ. Ông Dương nhấn mạnh thị trường kinh tế “có thể tăng hơn 14 tỷ USD so với hiện nay, tuy vẫn thấp nhưng con số đó rất quan trọng trong thời điểm phục hồi kinh tế”.

Ông Nguyễn Anh Dương đưa ra một số thách thức đối với kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam: Thứ nhất là vấn đề về nhập siêu. Với góc độ của doanh nghiệp, đây là vấn đề trực tiếp nhất ở chỗ gặp cạnh tranh xuất khẩu từ các đối tác khác. Nếu như không xử lý nhập siêu một cách bài bản hoặc không kiếm được giá trị thặng dư từ các thị trường khác thì ảnh hưởng đến áp lực về tỷ giá, và ảnh hưởng đến nguồn thu. Thứ hai, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu trong thị trường RCEP nhưng năng lực liệu có thể mở rộng sản xuất để tận dụng các cơ hội xuất khẩu. Thứ ba, là vấn đề về khả năng thích ứng của doanh nghiệp với những quy định ở thị trường RCEP.

Ngoài ra, ông Dương cho rằng quá trình chuẩn bị kiến thức của doanh nghiệp Việt Nam thường rất chậm. "Lẽ ra chúng ta có thể làm sớm hơn, từ khi họ còn đang dự thảo các quy định và thông báo cho các tổ chức thương mại thế giới, thông qua các kênh hỏi đáp. Nội dung đánh giá bên lề cho thấy, Việt Nam đang có mức độ tương đồng xuất nhập khẩu với RCEP cao hơn rất nhiều so với CPTPP từ năm 2001 đến năm 2018. Cạnh tranh xuất khẩu ở thị trường Việt Nam cũng gay gắt hơn nhiều. Đối với CPTPP, điều quan trọng nhất là cần đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; còn đối với RCEP chúng ta cần phải đáp ứng tốt, đáp ứng nhanh hơn, mức giá cạnh tranh hơn".

Cũng theo Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, mức độ bổ trợ thương mại của Việt Nam với RCEP không cải thiện nhiều trong 2010-2018, do đó ít tạo dựng được lợi thế cạnh tranh mới từ RCEP, tạo tâm lý chủ quan cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp sẽ khó phát triển nếu không điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, gắn với đề xuất hỗ trợ từ các Bộ, ngành và cơ quan địa phương; khó phát triển nếu doanh nghiệp không chủ động kiến nghị, tháo gỡ những bất cập chính sách.

Với những thuận lợi và khó khăn, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, cần coi hiệp định RCEP là chung, tổng thể, không tách rời với các FTA đã có, lấy CPTPP và EVFTA là tiêu chuẩn cho định hướng. Tránh rơi vào tình trạng tiếp cận linh hoạt với FTA tiêu chuẩn cao và tiếp cận cứng nhắc với RCEP. Hài hòa bộ ba chính sách công nghiệp - chính sách đầu tư - chính sách thương mại. Ứng xử với dòng vốn đầu tư nước ngoài dựa vào tiêu chuẩn chứ không dựa vào tên đối tác.

Ông Nguyễn Anh Dương: "Dù sớm, dù muộn mình vẫn phải hướng tới những tiêu chuẩn tốt nhất. RCEP là một bước đi dễ dàng hơn, hướng đi trung gian, nhưng đó cũng là một bước đi cần thiết để doanh nghiệp khai thác, thích ứng. Với các doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu thì rõ ràng có thể đi qua các hiệp định FTA của ASEAN với đối tác thông qua RCEP. Bởi, đây là một cuộc chơi ít khắt khe hơn, cho nên có thể tham gia, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu, tạo dựng dần mạng lưới cung cứng và tiến tới cuộc chơi dài hạn hơn gắn với CPTPP và EVFTA hay các hiệp định khác nữa. Để làm được điều đó, câu chuyện không chỉ là tính toán về lợi thế thu được từ cắt giảm thuế quan ở thị trường nước ngoài, mà ngược lại cần nghĩ bài bản hơn cả về công nghiệp, chính sách đầu tư và tổ chức sản xuất".
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động