Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL đang được Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nỗ lực thực hiện, nhằm đưa ra giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL

Ngày 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Dự thảo Luật bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật. Cụ thể gồm: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống VBQPPL, tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ, chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội với tính chất linh hoạt cao.

Đồng thời, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Dự thảo Luật bổ sung các quy định nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL; bổ sung quy định về các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền hướng dẫn áp dụng VBQPPL.

Rút ngắn quy trình xây dựng chính sách

Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cho rằng, sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL là hết sức cần thiết, để đáp ứng mục tiêu yêu cầu sửa đổi về thể chế đặt ra hiện nay.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhất trí sửa Luật Ban hành VBQPPL để rút ngắn được quy trình xây dựng chính sách. Hiện quy trình đã khá chặt chẽ, được thực hiện trong thời gian dài, nhưng từ khi đề xuất chính sách đến khi ban hành còn khá dài, chưa đáp ứng yêu cầu có những chính sách hiệu quả, kịp thời trong điều kiện mới.

Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với việc dự thảo Luật đã tập trung quy định quy trình xây dựng luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không đi sâu vào quy trình của các cơ quan vì đẩy mạnh phân quyền; nhất trí nâng cao trách nhiệm cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, định hướng chương trình lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội là điểm mới trong dự thảo Luật, nhưng cần quy định cụ thể hơn về việc triển khai lập định hướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có chỉ đạo, các Ủy ban cần rà soát. Đồng thời, cần rà soát các mốc thời hạn thẩm tra, thời gian gửi tài liệu cho đại biểu Quốc hội, cần tính toán đảm bảo thời gian cho đại biểu nghiên cứu, góp ý...

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến (Đoàn tỉnh An Giang) quan tâm đến quy định về tham vấn chính sách và đề nghị cần làm rõ giữa vấn đề “tham vấn chính sách” và “lấy/xin ý kiến”.

Đại biểu cho rằng, nếu không làm rõ hai vấn đề này thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan lấy ý kiến và các cơ quan được tham vấn. Theo quy định của luật hiện nay, chỉ được tham vấn các cơ quan như Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ đối với chính sách. Như vậy, muốn tham vấn rộng hơn, mở hơn lại không được. Trong khi đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ cũng là đối tượng xin ý kiến. Như vậy là vừa có văn bản xin ý kiến, vừa có tham vấn chính sách, do đó khó bảo đảm tính độc lập và minh bạch.

Nhấn mạnh “tham vấn” rộng hơn “lấy/xin ý kiến” và “lấy/xin ý kiến” chỉ là một bước trong quy trình xây dựng luật, đại biểu Hoàng Hữu Chiến đề nghị làm rõ khái niệm “tham vấn” trong phần giải thích từ ngữ để bảo đảm tính độc lập, minh bạch, giúp ích cho các cơ quan xây dựng chính sách.

Về hình thức tham vấn chính sách, đại biểu Hoàng Hữu Chiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ tham vấn bằng hội nghị rất là khó, vì vậy, đề nghị nên mở rộng hơn hình thức tham vấn để đem lại hiệu quả tốt hơn...

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, Bộ Tư pháp đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Trong đó có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật.

Cụ thể, đổi mới căn bản quy trình lập chương trình xây dựng pháp luật để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời phản ứng chính sách theo hướng tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi chương trình lập pháp hằng năm để giao cho Chính phủ hoặc cơ quan trình chịu trách nhiệm nghiên cứu, thông qua chính sách làm cơ sở cho việc quy phạm hóa văn bản Luật trước khi trình Quốc hội và Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp hằng năm theo nguyên tắc chỉ đưa vào chương trình những dự án được Chính phủ hoặc cơ quan trình xây dựng bảo đảm chất lượng.

Về quy trình thông qua văn bản luật, dự thảo Luật quy định quy trình thông qua các đạo luật trong 1 kỳ họp. Đồng thời quy định rõ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục rút gọn và bổ sung quy trình thông qua văn bản trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án, dự thảo văn bản xử lý các tình huống khẩn cấp và quan trọng quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

Từ 1/4/2025: Bảo hiểm xã hội Khu vực I sẽ quản lý 23 Bảo hiểm xã hội cấp huyện

Từ 1/4/2025: Bảo hiểm xã hội Khu vực I sẽ quản lý 23 Bảo hiểm xã hội cấp huyện

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, từ ngày 1/4/2025, BHXH Khu vực I có 9 Phòng tham mưu và 23 BHXH cấp huyện.
Từng bước tạo sự hài lòng của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính

Từng bước tạo sự hài lòng của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính

Đầu tháng 3, Trung tâm Phục vụ hành chính công chi nhánh Cầu Giấy và Tây Hồ được thành phố Hà Nội đưa vào triển khai thí điểm để hoạt động phục vụ công dân. Sau hơn hai tuần đi vào hoạt động, các thủ tục, hồ sơ của công dân được thực hiện thuận lợi, suôn sẻ, giúp người dân giảm rất nhiều công sức và thời gian khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Trong 2 ngày (15 và 16/3/2025), tại vườn hoa đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025.
Lan tỏa niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Lan tỏa niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Thiết thực tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), từ ngày 14 - 21/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “95 năm ánh sáng soi đường”.
Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Ngày 14/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.
Báo Lao động Thủ đô đoạt giải C Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Báo Lao động Thủ đô đoạt giải C Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Báo Lao động Thủ đô đoạt giải C Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII - 2024 với loạt bài 4 kỳ “Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm”.
Hà Nội mở rộng Cụm công nghiệp Quất động 2

Hà Nội mở rộng Cụm công nghiệp Quất động 2

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1406/QĐ-UBND về việc mở rộng Cụm công nghiệp Quất Động 2, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề

Ngày 11/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành 3 quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Hiền Giang - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín); Cụm công nghiệp làng nghề Hương Ngải - Giai đoạn 1 (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Bình - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín).
Hà Nội nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường

Hà Nội nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường

Với những nội dung và giải pháp toàn diện, việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tại Hà Nội đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đồng thời xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Tuổi trẻ Công an Thủ đô xung kích ra quân bảo đảm an toàn các sự kiện quan trọng năm 2025

Tuổi trẻ Công an Thủ đô xung kích ra quân bảo đảm an toàn các sự kiện quan trọng năm 2025

Sáng 11/3, Tuổi trẻ Công an Thủ đô ra quân triển khai đợt cao điểm tham gia bảo đảm an ninh, trật tự cho Đại hội Đảng bộ các cấp, các sự kiện cấp quốc gia, hội nghị quốc tế trên địa bàn Thủ đô năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động