Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại để kích cầu tiêu dùng
Đẩy mạnh hợp tác, kết nối cung cầu
Với dân số khoảng 10,7 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc, thành phố Hà Nội được xem là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản. Người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, trái cây từ các địa phương vào thị trường Hà Nội.
Hà Nội hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối đến với người tiêu dùng Thủ đô. |
Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung kết nối, kích cầu tiêu dùng nội địa; thời gian qua, ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm tại các sự kiện… Từ đầu năm 2023 đến này, riêng ngành Công Thương Hà Nội đã có trên 100 mã sản phẩm mới được các kênh phân phối lớn của Hà Nội kết nối, tiêu thụ.
Trong khi đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô cũng tích cực vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị tại các tỉnh, thành phố quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các chương trình Tuần hàng, Festival. Quảng bá, xúc tiến phục hồi du lịch thông qua Lễ hội du lịch, lễ hội ẩm thực… Qua đó, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố trong cả nước, với các tổ chức, đối tác quốc tế.
Là một trong những doanh nghiệp phía Nam tham gia Hội chợ Nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội vừa tổ chức, bà Lê Thị Nguyên Hà, Giám đốc Công ty TNHH nước ép thanh long Phúc Hà (Bình Thuận) cho biết, việc tham gia hội chợ nông sản, cũng như tham gia các chương trình kết nối giao thương do thành phố Hà Nội tổ chức, không chỉ là cơ hội giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm, mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm tiêu biểu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
“Sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đối diện với nhiều thách thức không chỉ về vốn mà còn là về thị trường. Vì thế, việc Sở Công Thương Hà Nội tổ chức các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc sản của các vùng miền, địa phương là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp vượt khó, nâng cao giá trị thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm”, đại diện Công ty TNHH nước ép thanh long Phúc Hà bộc bạch.
Đề cập đến các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả nước quảng bá, giới thiệu và kích cầu tiêu dùng, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Hà Nội nhận được đề nghị của 12 tỉnh, thành phố về việc phối hợp, hỗ trợ cung cấp danh sách trên 2.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến hệ thống phân phối, siêu thị, đơn vị quản lý, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Hà Nội. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các tỉnh, thành phố trên cả nước tăng cường liên kết, quảng bá, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.
Tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng
Dù đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động kết nối cung - cầu, tăng cường liên kết giao thương, tuy nhiên, nhằm tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kích cầu tiêu dùng và phát triển bền vững; thời gian qua, ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp Hà Nội đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố trong công tác xúc tiến, tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, chú trọng đổi mới, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành, cơ quan xúc tiến trong và ngoài nước để tổ chức, phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bán sản phẩm, thương hiệu Việt ra thị trường thế giới.
Ngành Công Thương Hà Nội tăng cường đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng |
Trong đó, với ngành Công Thương Hà Nội, từ đầu năm, Sở đã chủ động trình Thành phố ban hành các chương trình, kế hoạch, giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, ổn định sản xuất - kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; các chương trình khuyến mại tập trung, kết nối cung cầu được thực hiện thường xuyên, qua đó góp phần cung ứng cho hệ thống phân phối, người tiêu dùng Thủ đô sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng.
Tiểu biểu là một số chương trình kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm được Sở Công Thương tổ chức như: Tuần hàng trái cây nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023. Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023. Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động năm 2023; Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023…
Đặc biệt, trong tháng 5 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã phát động Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2023, giới thiệu chuỗi các hoạt động sự kiện khuyến mại trong khuôn khổ Chương trình kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11/2023. Trọng tâm của chương trình được tổ chức vào các tháng 5,7,11/2023 với mức giảm giá, khuyến mại lên tới 100% thu hút từ 1.000 - 2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kích cầu, tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho và phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, năm 2023 sẽ tiếp tục là năm rất khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và ngành Công Thương Hà Nội nói riêng, tuy nhiên, ngành sẽ tiếp tục kiên định và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành Công Thương trong năm 2023 đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, tiếp tục đổi mới hoạt động tổ chức chuỗi các sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại; kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam như chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm làng nghề truyền thống; tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường công tác giao thương, kết nối, tạo nguồn cung ứng hàng hóa thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ phục vụ nhân dân Thủ đô. Qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và khôi phục kinh tế trong tình hình hiện tại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55