Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu: Nhóm lao động nào sẽ bị tác động?
Chưa tăng tuổi nghỉ hưu ở nhóm lao động nặng nhọc, độc hại | |
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu: Cần tính đến đặc thù kinh tế - xã hội |
Chưa tác động đến nhóm LĐ nặng nhọc, độc hại
Liên quan đến lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu như dự thảo mà Bộ LĐTBXH đang đề xuất, với tư cách người lao động (NLĐ) chị Trần Thị Thủy (KĐT Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) đã có thâm niên làm việc ở 1 công ty may trên địa bàn 25 năm nay cho hay: Mong ước nhất hiện nay là sớm được về nghỉ chế độ vì từng ấy năm ngồi chuyền may mắt chị đã kém đi nhiều.
Công việc lặp đi, lặp lại với một tư thế nhất định khiến chị hay mỏi mệt, sau 8 tiếng đi làm, thậm chí nhiều hôm tăng ca, về đến nhà chỉ muốn nghỉ ngơi. Vậy nên, khi nghe Nhà nước đang xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ, chị vội vã đi tìm hiểu xem có cách nào được nghỉ chế độ sớm hơn hay không.
Khối CNLĐ trực tiếp, làm việc trong điều kiện nặng nhọc chưa thuộc đối tượng tác động của dự thảo điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. |
Trước băn khoăn của chị Thủy và nhiều LĐ trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị, ông Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, hiện nay Chính phủ đang đưa ra các phương án, nhưng dù Chính phủ có trình các phương án như thế nào, có thuyết phục được Quốc hội hay không, Chính phủ phải đánh giá được tác động kinh tế của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến cân đối thị trường lao động như thế nào, tạo cơ hội việc làm cho lao động trẻ ra sao, tạo điều kiện cho đối tượng là lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật ra sao...
“Tuy nhiên, tôi vẫn phải khẳng định, những đối tượng là LĐ nặng nhọc, độc hại; LĐ làm việc ở vùng sâu, vùng xa; LĐ bị suy giảm sức khỏe là nhóm đối tượng chưa bàn đến trong điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lần này. Cũng có thể, có một số nơi đã cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho NLĐ sẽ được sẽ xem xét, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho NLĐ”, ông Lợi nhấn mạnh.
Ông Lợi cũng chia sẻ thêm, Việt Nam là thị trường lao động đang sung sức, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tính toán để sao cho: Không lãng phí chất xám và lãng phí nhân lực chất lượng cao, nhưng cũng đừng bỏ đi lực lượng LĐ sung sức, được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật. 6 tháng đầu năm vẫn có tới 191.000 sinh viên tốt nghiệp mới ra trường chưa có việc làm. Đây là vấn đề xã hội cần được lưu tâm.
Từ góc độ là cơ quan tiếp thu các ý kiến, soạn thảo dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, ông Phạm Minh Huân- Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết thêm: Theo nhiều ý kiến đề xuất, tuổi nghỉ hưu của LĐ sẽ được điều chỉnh lên 62 tuổi đối với nam và 58 tuổi đối với nữ. Phương án chung là sẽ điều chỉnh cao hơn, tuy nhiên đối tượng là LĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và các nhà khoa học sẽ giữ nguyên độ tuổi, chưa điều chỉnh đợt này. Mặt khác, đi sâu vào từng ngành nghề cũng có bước điều chỉnh khác nhau.
Nhà nước không thể bao cấp mãi
Khẳng định việc xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là vấn đề thực tiễn, là xu thế tất yếu không chỉ riêng của Việt Nam mà đang là vấn đề toàn cầu, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết: Qua 3 lần dự báo, mô hình đóng-hưởng BHXH của chúng ta đang thiếu không cân đối: Đóng ít-hưởng nhiều, vì vậy cần có sự điều chỉnh chính sách cho hợp lý.
“Hệ thống pháp luật của ta không phải xây dựng cho hôm nay, ngày mai mà phải đi trước, đón đầu. Chính phủ cần tính toán, đánh giá cụ thể các tác động, sau đó xin ý kiến Quốc hội: Tăng tuổi nghỉ hưu lên bao nhiêu, đối tượng nào trước, đối tượng nào sau- cần phải rõ ràng và có lộ trình cụ thể. Nguyên nhân cơ bản của điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là số lượng người đóng cho người hưởng đang giảm, người lao động đóng ít- hưởng nhiều. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta đã dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, bây giờ phải tính toán để người dân phải tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội”- ông Lợi nhấn mạnh. |
Phân tích rõ hơn về điểm này, ông Trần Đình Liệu- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết thêm: “Mô hình cân đối Quỹ Hưu trí của Việt Nam là Tọa thu - Tọa chi. Quỹ được tập trung và được chia sẻ cho tất cả các đối tượng tham gia vào Quỹ Hưu trí. Theo đó, về tổng mức đóng vào các quỹ BHXH hiện nay của Việt Nam là phù hợp (tương đồng với các nước trong khu vực). Tuy nhiên, về mức hưởng cần xem xét tính toán điều chỉnh lại cho phù hợp. Chẳng hạn ở Thái Lan, Philippin mức hưởng lương hưu tối đa của họ chỉ khoảng hơn 40% mức đóng BHXH. Theo chúng tôi tính toán, đúng ra với mức đóng và tỷ lệ đóng như hiện nay thì mức hưởng lương hưu của Việt Nam chỉ khoảng 55- 60%, nhưng chúng ta đang thiết kế mức hưởng tối đa 75% nên có sự mất cân đối. Việc điều chỉnh giảm mức hưởng của NLĐ rất khó nên phải có sự điều chỉnh giảm thời gian hưởng lương hưu bằng cách nâng tuổi nghỉ hưu lên”.
Ông Trần Đình Liệu- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết thêm: Hiện, các nước trong khối ASEAN, khi tuổi thọ bình quân tăng họ đều có chính sách điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng lên tương ứng nhằm đảm bảo giữ vững ổn định quỹ hưu trí. Chẳng hạn Lào, Campuchia, Philippin, Malaysia, Thái Lan (quy định 60 tuổi cho cả nam và nữ); Singapore quy định 62 tuổi cho cả nam và nữ. Trong khu vực Châu Á còn có Nhật Bản, Hàn Quốc (quy định 65 tuổi cho cả nam và nữ).
Chia sẻ thêm về quan điểm này, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định: Vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nêu ra rất thực tiễn, nhưng cần có đánh giá những tác động từ thực trạng đất nước chúng ta. Thứ nhất là căn cứ vào sức khỏe của NLĐ. Tuổi thọ của người Việt Nam có nâng nhưng vẫn là thấp trong khu vực. Thứ hai là căn cứ vào phát tiển kinh tế- xã hội của đất nước. Thứ ba là áp lực cung- cầu LĐ.
Lan Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21