Điện ảnh Việt sẽ có một “cuộc đua sinh tử”
Điện ảnh Việt đang lớn… nhưng chưa mạnh! |
Cuộc đua khốc liệt với 12 ứng viên
Trong hơn 1 năm qua, điện ảnh Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, thậm chí một số tác phẩm có chất lượng nhưng khi ra rạp trong thời điểm không thích hợp đã khiến nhà làm phim phải nhận thất bại ê chề, trong bối cảnh tâm lý khán giả vẫn còn lo ngại việc đến rạp khi dịch bệnh chưa kiểm soát.
Kể từ sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, với 2 màn chào sân ấn tượng của “Bố già” cùng “Gái già lắm chiêu V” khiến điện ảnh Việt dần hồi sinh ngoạn ngục. Và lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt, có đến 12 phim ra rạp cùng một thời điểm. Nếu như “Song song” ấn định lịch khởi chiếu là ngày 2.4, “Trạng Tí” ra mắt vào dịp lễ 30.4 thì 10 phim khác đã công bố lịch ra rạp dự kiến, gồm: “Người lắng nghe” (ngày 2.4), “Vô diện sát nhân” (ngày 9.4), “Thiên thần hộ mệnh” (ngày 9.4), “Lật mặt: 48h” (ngày 16.4), “Kiều” (ngày 16.4), “Bẫy ngọt ngào” (ngày 16.4), “Rừng thế mạng” (ngày 21.4), “Chìa khóa trăm tỉ” (ngày 23.4), “Bóng đè” (ngày 30.4) và “1990” (ngày 30.4). Như lịch dự kiến, riêng 2 ngày 16.4 và 30.4, mỗi ngày có 3 bộ phim ra rạp.
Phim Kiều. Ảnh: ĐPCC |
“Trạng Tí” và “Lật mặt: 48h” là 2 trong 4 phim dự kiến ra rạp dịp Tết Nguyên đán vừa qua, thế nhưng dịch bệnh khiến hệ thống rạp đóng cửa nên lùi lịch và quyết định tham gia cuộc đua trong tháng 4 này.
Nhìn vào bức tranh điện ảnh Việt Nam trong vài năm trở lại đây, có thể thấy rằng số phim góp mặt trong danh sách “Câu lạc bộ trăm tỉ” không ít. Thậm chí, một số phim đã gần chạm mốc 200 tỉ đồng doanh thu như “Hai Phượng” (nếu không tính doanh thu công chiếu quốc tế), “Cua lại vợ bầu”... và mới nhất là thành công rực rỡ của “Bố già” chỉ sau hơn 1 tuần.
Điều đáng tiếc trong các phim doanh thu thấp, vẫn có những phim chất lượng được đánh giá khá, tốt nhưng thời điểm ra rạp không đúng lúc hoặc truyền thông yếu làm phim bị “chết yểu”. Chính điều này đã đặt ra nhiều thách thức và nỗi lo rất lớn cho các nhà sản xuất, khi quyết định chọn tháng 4 để “thi đấu”. Bởi ngoài những cái tên được xem là sáng giá được đầu tư truyền thông bài bản và gắn với những tên tuổi như “Thiên thần hộ mệnh”, “Trạng Tí”, “Kiều”... thì loạt phim còn lại ít nhận được sự quan tâm. Cũng chính vì lo ngại yếu thế và bất lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, một số phim như “Người lắng nghe”, “Bẫy ngọt ngào” đã lên kế hoạch dời lịch hoặc rút khỏi cuộc đua để chọn thời điểm thích hợp.
Dời lịch chiếu để bảo toàn lượng khán giả
“Bẫy ngọt ngào” Minh Hằng đóng vai trò sản xuất và tham gia diễn xuất là phim đầu tiên rút ra khỏi lịch chiếu tháng 4 để tránh cạnh tranh với các đối thủ lớn. Minh Hằng giải thích lý do rằng mặc dù dịch COVID-19 khiến điện ảnh Việt gặp phải rất nhiều khó khăn nên khi dịch được kiểm soát, các nhà làm phim đều tranh thủ cho ra rạp. Tuy nhiên, cô cho rằng các nhà làm phim chưa đến mức phải cạnh tranh suất chiếu với lượng phim ra rạp dày đặc như thế.
“Chúng ta có phim doanh thu hàng trăm tỉ nhưng có phim chỉ 1-2 tỉ đồng, rất hiếm có phim doanh thu trung bình, gỡ vốn… Nhìn lịch phim tháng 4, rất nhiều phim chất lượng, khán giả có vô cùng nhiều chọn lựa. Và khi buộc phải chọn một, họ sẽ bỏ qua những phim chất lượng khác” - Minh Hằng giải thích thêm.
Trong khi đó, với nhà sản xuất phim “Người lắng nghe” lại cho rằng bất cứ phim nào phát hành trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc phải đối đầu nhau. Và hơn nữa, phim Việt từ giai đoạn 2020 đến đầu 2021 không nhiều. Chính vì thế không cần thiết phải đối đầu, cạnh tranh trực diện mà cần dàn trải đều cho khán giả thưởng thức. Cũng chính vì thế, ê-kíp “Người lắng nghe” sẽ trở lại sau tháng 5.
Từ câu chuyện của 2 nhà sản xuất phim kể trên, chúng ta có thể thấy rằng việc doanh thu của các tác phẩm điện ảnh khi ra rạp không chỉ liên quan đến nội dung, hình ảnh, kinh phí đầu tư... mà cần phải chọn “điểm rơi” hợp lý để khán giả có thể thưởng thức một cách trọn vẹn, tránh gây tình trạng “bội thực” trong một thời điểm nhưng lại thiếu vắng phim Việt ở những khoảng thời gian trống. Nhưng nhìn theo hướng tích cực hơn, các tác phẩm Việt đang đợi ngày ra rạp được xem là một tín hiệu đáng mừng, khi các nhà làm phim vẫn nỗ lực từng ngày để đem đến các món ăn tinh thần cho khán giả. Bên cạnh đó, việc ra rạp cùng thời điểm có thể được xem là một phép thử để có sự sàng lọc và thăm dò tâm lý của khán giả để nhìn lại về chất lượng nội dung và cả hiệu quả truyền thông của các phim điện ảnh Việt.
Theo Ngọc Dủ/laodong.vn
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/dien-anh-viet-se-co-mot-cuoc-dua-sinh-tu-889402.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07