Điện ảnh Việt đang lớn… nhưng chưa mạnh!
"Về nhà đi con" thắng lớn tại giải Cánh diều 2019 Những thước phim huyền thoại về ngày Giải phóng |
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tiếp nhận tính tổng hợp của 6 loại hình văn học nghệ thuật trước đó và ngày càng hoàn thiện, làm giàu cho ngôn ngữ biểu hiện khá hoàn chỉnh và luôn năng động, hướng tới sự cách tân.Tuy nhiên nếu muốn tạo nên sự hấp dẫn lâu bền đối với khán giả thì những nhà làm phim ngoài việc tư duy sắc bén về ngôn ngữ điện ảnh cũng không thể tách rời cái gốc vững chắc là các quy chuẩn về lối sống, cách nghĩ, tầm vóc của nhân vật, tay nghề và thi pháp của những nhà điện ảnh được vun đắp bởi tính bản địa của văn hoá.
“Người bất tử” là tác phẩm điện ảnh hay nhưng yếu về mặt truyền thông |
Vì thế các nhà điện ảnh có đủ năng lực tự tin hội nhập, làm nên những mốc sáng chói của điện ảnh thế giới đều mang trong mình một khả năng, năng lực nội sinh mạnh mẽ, đó là nét riêng, là bản sắc riêng từ văn hóa bản địa của mình. Đó chính là điều làm cho điện ảnh nước này khác biệt với điện ảnh nước khác và mang một đặc trưng dấu ấn khó quên trong lòng khán giả.
Theo thạc sĩ, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng, từ thực tế phát triển của các nền điện ảnh nổi tiếng trên thế giới chúng ta có thể điểm qua hành trình tồn tại và phát triển đi lên của một số nền điện ảnh tiêu biểu ở Châu Á như điện ảnh Trung Quốc và điện ảnh Hàn Quốc.Điện ảnh Trung Quốc, sau nhiều thập niên được sản xuất theo chủ đề thời vụ, các nhà làm phim Hoa ngữ (bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) tập trung ngược về cội nguồn, khai thác nguồn tài nguyên vô tận là lịch sử cổ đại và trung đại của nước này. Có thể nói trong việc làm phim lịch sử khó có nền Điện ảnh nào vượt được điện ảnh Trung Quốc.
“Cuối những năm thập niên 1980, điện ảnh Hàn Quốc được giới làm phim quốc tế đánh giá cao nhưng vô cùng ảm đạm về mặt doanh thu vì khẩu vị khó xơi”, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng nói. Vào thời điểm này, một năm, số phim ra rạp chỉ đếm trên đầu ngón tay, khách đến rạp thưa thớt do tư duy làm phim cũ kỹ, xa rời cuộc sống hiện tại.Từ năm 1996, điện ảnh Hàn tăng trưởng liên tục về cả doanh thu nội địa và tỷ lệ phần trăm chiếm lĩnh của phim nội. Năm 1999 trở thành cột mốc lịch sử của điện ảnh Hàn với sự ra đời của “Shiri” (đạo diễn Kang Je Gyu) khi doanh thu phòng vé đạt 60 triệu USD, với 6,5 triệu lượt xem, vượt cả siêu phẩm “Titanic” 2 năm trước đó với 4,3 triệu lượt xem.
Bước sang thế kỷ 21, điện ảnh Hàn "làm mưa làm gió” tại thị trường trong nước với hàng loạt phim vượt mốc 10 triệu lượt xem, đây là bước nhảy vọt của điện ảnh Hàn Quốc. Các nhà sản xuất phim Hàn Quốc luôn xác định mục tiêu chính là làm phim giải trí, và thị trường chính là phục vụ khán giả trong nước. Hiện, Hàn Quốc là một trong số vài quốc gia trên thế giới ít bị ảnh hưởng và họ cạnh tranh sòng phẳng với những bộ phim đến từ Hollywood. Tư duy của những người làm Điện ảnh Hàn Quốc là họ coi Điện ảnh là một bộ phận của công nghiệp văn hóa chính vì vậy họ huy động sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn, xã hội hoá Điện ảnh - Truyền hình để phát triển.Cho đến nay Điện ảnh Hàn Quốc vẫn đang phát triển khá mạnh mẽ với phong cách sáng tạo riêng mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc và không ngừng khẳng định vị trí của mình trên thị trường điện ảnh quốc tế.
“Đối với Điện ảnh Việt Nam - một đất nước có nền điện ảnh ra đời sau, đến nay trải qua 60 năm tồn tại và phát triển, việc tăng cường chất lượng sáng tác, quảng bá các tác phẩm điện ảnh là vấn đề cấp thiết trong việc phát triển nền điện ảnh dân tộc đối với khán giả trong và ngoài nước, khẳng định chỗ đứng của điện ảnh Việt Nam đối với sự hội nhập của điện ảnh thế giới”, thạc sĩ Trần Thị Thanh Hồng khẳng định.
Các chuyên gia văn hóa cũng nhìn nhận rằng, một thực tế những năm gần đây xuất hiện một số tác phẩm điện ảnh được làm một cách dễ dãi, hời hợt về cốt truyện, tư duy nghệ thuật rối rắm, nhiều bộ phim hài nhảm từ tên phim đến diễn xuất của diễn viên khiến khán giả tẩy chay, rạp chiếu vắng khách, ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của các nhà làm phim chân chính và hết lòng vì nghệ thuật.
“Hai Phượng” của Ngô Thanh Vân cho thấy sự đầu tư nghiêm túc nhưng vẫn chưa đủ sức đánh bật “phim ngoại” |
Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm điện ảnh, thạc sĩ, nhà biên kịch Tống Phương Dung cũng cho rằng, để điện ảnh Việt Nam vượt qua và có thể tiếp tục phát triển thì không còn con đường nào khác ngoài con đường đối diện với khó khăn, tìm cách thay đổi và bứt phá. “Là một biên kịch - người đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của một bộ phim điện ảnh - tôi cho rằng ngoài kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp vững thì ý thức làm việc nghiêm túc, tinh thần cống hiến và sự trau chuốt trong sáng tác là điều cực kỳ cần thiết để có được một kịch bản chất lượng. Và cũng như biên kịch, tất cả các thành phần sáng tác khác như đạo diễn, biên tập, quay phim, diễn viên… từ khâu tiền kỳ đến hậu kỳ đều đòi hỏi sự đam mê, thái độ làm việc nghiêm túc thì chất lượng tác phẩm điện ảnh sẽ được nâng cao”, thạc sĩ Tống Phương Dung khẳng định.
Sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã và đang làm cho xu hướng và cách thức giải trí của khán giả thay đổi một cách vô cùng rõ rệt, và ngành điện ảnh cũng cần nắm bắt, tiếp cận nhu cầu ấy để có được hướng đi cần thiết và phù hợp. Trong bối cảnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp thì việc sản xuất phim chiếu online là một giải pháp đúng đắn và hợp lý để duy trì hoạt động của hoạt động điện ảnh.
Nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng cũng đưa ra giải pháp, cần tăng cường công tác đào tạo các tài năng của điện ảnh, đầu tư xứng đáng, chọn ra những nhà làm phim thật sự có tài, tạo điều kiện cho họ đi du học tại các nước có nền điện ảnh tiên tiến nhất thế giới để học hỏi, đem kiến thức về áp dụng làm phim tại Việt Nam để nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm;
Hệ thống rạp chiếu cần được đầu tư quảng bá và ưu tiên số lượng phim Việt Nam ra rạp nhiều hơn để khán giả được thưởng thức các tác phẩm của các nhà làm phim Việt, có như vậy họ mới có thể cảm thụ và dần dần yêu thích các bộ phim sản xuất ở trong nước. Cần đầu tư xây dựng các trường quay tốt, chuyên nghiệp để phục vụ các đoàn làm phim, tạo nên sự đa dạng trong các thể loại phim ở Việt Nam./.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50