Điểm học bạ “vênh” với điểm thi tốt nghiệp THPT - xét tuyển đại học như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố kết quả so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn. Kết quả đối sánh cho thấy, 8/9 môn trong kỳ thi có điểm thi thấp hơn điểm học bạ - trong đó Lịch sử chênh đến 2,68 điểm. Việc này đang đặt ra những băn khoăn về chất lượng đầu vào và công bằng trong xét tuyển đại học, khi cả nước có tới hơn 100 trường sử dụng điểm học bạ để tuyển sinh.
Công bố đối sánh điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và điểm học bạ lớp 12

Điểm thi tốt nghiệp THPT hầu hết thấp hơn điểm học bạ

Đây là năm thứ hai Bộ GDĐT thực hiện việc đối sánh giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm học bạ và coi đây làm một trong những chỉ số đánh giá chất lượng, điều chỉnh việc dạy và học, cũng là cách để “siết” việc làm đẹp điểm học bạ, chạy theo thành tích của các trường phổ thông.

Từ kết quả đối sánh mà Bộ GDĐT vừa công bố, ở hầu hết các môn, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT đều thấp hơn điểm học bạ - trừ Giáo dục công dân. Đặc biệt, Lịch sử chính là môn có điểm chênh lệch lớn nhất - điểm trung bình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của cả nước môn Lịch sử là 4,971, trong khi đó điểm trung bình học bạ là 7,659 (chênh 2,689).

Biểu đồ so sánh điểm trung bình học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Một số môn khác như Sinh học, tiếng Anh cũng có độ chênh lệch cao, theo hướng điểm học bạ cao hơn điểm thi thực tế.

Một nơi như Bình Dương, Nam Định, TPHCM, điểm chênh lệch ở mức thấp. Ngược lại, nhiều tỉnh thành khác như Hòa Bình, Long An… có chênh lệch ở mức cao, tùy từng môn thi. Có địa phương, trung bình điểm thi chỉ ở mức trung bình, nhưng điểm học bạ ở các môn lại toàn ở mức điểm khá, giỏi. Chẳng hạn như Hà Nội, trung bình điểm học bạ môn Lịch sử là 8,231, nhưng trung bình điểm thi lại dưới trung bình (4,855 điểm), chênh lệch tới 3,376 điểm.

Theo Bộ GDĐT, việc có nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch giữa điểm thi với điểm học bạ cho thấy việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt ở môn tiếng Anh và Lịch sử, khi có độ chênh lệch lớn.

Bộ GDĐT cho rằng, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Sở GDĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cũng cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.

Tuy nhiên, kết quả đối sánh này không chỉ dừng ở việc giúp điều chỉnh dạy và học trong trường phổ thông, mà nó còn đặt ra những băn khoăn về chất lượng đầu vào đại học. Điểm học bạ ngoài việc chiếm 30% điểm xét tốt nghiệp, còn là căn cứ để tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Cả nước đang có trên 100 trường đại học cả công lập và dân lập sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT và có xu hướng dành chỉ tiêu cho phương thức này nhiều hơn so với năm 2020. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55%, chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác chiếm khoảng 45%. Trong đó, xét tuyển bằng điểm học bạ khoảng 35%. Điểm thi thực tế không cao, nhưng chỉ cần có điểm học bạ cao, học sinh cũng có cơ hội vào đại học.

Điều khiến nhiều người lo ngại nhất là sự không công bằng trong tuyển sinh, khi không loại trừ có những nơi, giáo viên “rộng tay” với học sinh để tăng cơ hội đỗ đại học cho học sinh của mình.

Trường đại học tìm giải pháp để “siết” chất lượng

Đánh giá về mức độ chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ, PGS.TS Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, cùng một thang điểm 10 nhưng các tiêu chí đánh giá riêng biệt, nên sự chênh lệch này là điều dễ hiểu. PGS.TS Nguyễn Phương Nga cho rằng, kết quả so sánh là một chỉ số để tham khảo, chứ chưa thể đánh giá địa phương này dạy tốt, địa phương khác dạy chưa tốt, hay giáo viên ở tỉnh này “nặng tay”, hoặc “nhẹ tay” khi cho điểm, đánh giá học sinh.

Về những lo ngại chất lượng đầu vào đại học khi xét tuyển bằng điểm học bạ, trao đổi với Lao Động, nhiều trường đại học cho biết, đã có nhiều giải pháp để tuyển được những thí sinh chất lượng, đặc biệt ở trường top đầu.

Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, trường chỉ xét tuyển điểm học bạ dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, hoặc đoạt giải ở các cuộc thi kiến thức từ cấp tỉnh/thành phố trở lên, hay học ở các trường chuyên. Hoặc xét điểm học bạ nhưng kèm theo phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Tương tự, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường có nhiều phương thức xét tuyển kết hợp, trong đó điểm học bạ chỉ là một điều kiện , để đảm bảo tuyển được những thí sinh chất lượng.

Tại các trường đại học lớn khác như: Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, ngoài việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy để làm căn cứ tuyển sinh, các trường này vẫn cũng dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường top đầu nói không với việc xét tuyển bằng điểm học bạ.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính - cũng cho biết, tại nhiều trường đại học lớn, kết quả xét tuyển bằng học bạ thường kèm theo các điều kiện khác như chứng chỉ IELTS, hoặc các giải thưởng tại cuộc thi học sinh giỏi.

Vì vậy, không cần quá lo lắng về chất lượng đầu vào đai học, vì các trường sẽ tự tìm cách để “siết” chất lượng, để giữ thương hiệu cho mình.

“Riêng tại Học viện Tài chính, qua kiểm nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy chất lượng tuyển sinh đầu vào bằng học bạ tương đối ổn. Như vậy, điểm học bạ cũng phần nào phản ánh đúng năng lực học sinh, tất nhiên sẽ không tương đồng ở các khu vực”- TS Nguyễn Đào Tùng nhận định.

Theo Đặng Chung - Tường Vân/laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/diem-hoc-ba-venh-voi-diem-thi-tot-nghiep-thpt-xet-tuyen-dai-hoc-nhu-the-nao-937214.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

(LĐTĐ) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), vừa công bố thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) cho năm học 2024.
Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1421/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
Hà Nội tổ chức thi 3 môn để tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên

Hà Nội tổ chức thi 3 môn để tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên

(LĐTĐ) Tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024-2025 của thành phố Hà Nội, học sinh sẽ làm ba bài thi gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Nỗ lực để kỳ thi thành công

Nỗ lực để kỳ thi thành công

(LĐTĐ) Chỉ còn 3 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 sẽ chính thức diễn ra. Là lứa học sinh cuối cùng học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, thời điểm hiện tại, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng tốc, tập trung thời gian, nguồn lực để hỗ trợ tối đa học sinh.
8 nhà giáo dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo”

8 nhà giáo dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Thông qua các vòng từ xét chọn tại nhà trường đến sơ khảo, 8 nhà giáo tiêu biểu đã được lựa chọn để tham dự chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động