Đi tìm cú hích phục hồi du lịch Việt Nam

Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Việt Nam đón 1,65 triệu lượt khách nước ngoài, đạt 30% mục tiêu 5 triệu lượt cả năm, tốc độ phục hồi còn chậm.
Những công trình kỷ lục nâng tầm vị thế du lịch Việt Nam sau 15 năm Xây dựng Hà Nội xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của khu vực

Đi tìm cú hích phục hồi du lịch Việt Nam

Khách quốc tế tham quan phố cổ Hà Nội tháng 8.2022. Ảnh: Ý Yên

Phục hồi bền vững

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Đạt - CEO AZA Travel, nhận định ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong 3 tháng hè vừa qua nhờ thị trường nội địa bùng nổ. Tuy nhiên, sự hồi phục này không bền vững, bởi thông thường mùa cao điểm du lịch nội địa sẽ được nối sang mùa khách inbound từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhưng đến nay lượng khách quốc tế đến mới đạt 1,65 triệu lượt. “Lượng khách inbound chưa bằng 10% so với tổng lượng khách quốc tế đến năm 2019” - ông Đạt nói và cho rằng, các công ty lữ hành cần phải tìm cách thích ứng với thị trường, nắm bắt cơ hội phục hồi từ du lịch MICE trong Quý IV.

Du lịch MICE có hai dạng chính, một là khách đi du lịch theo chương trình nghỉ mát, khen thưởng thường niên của công ty vào mùa hè; hai là những chuyến du lịch kết hợp họp tổng kết vào mùa thu đông, ra mắt sản phẩm, tri ân đối tác...

Ông Đạt dự đoán, du lịch MICE có thể sẽ bùng nổ những tháng cuối năm, về cả thị trường khách trong nước lẫn quốc tế. Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, các cơ quan quản lý xúc tiến cần tăng cường quảng bá sản phẩm và xúc tiến cụ thể về du lịch MICE của Việt Nam. Ví dụ, ngành du lịch cần giới thiệu về những địa điểm tổ chức hội họp, hội nghị, triển lãm, trang thiết bị... hiện đại và tiện nghi, phù hợp với tiêu chuẩn du lịch MICE.

Nhìn nhận từ khía cạnh phục hồi bền vững, ông Phạm Hà - CEO Lux Group cho rằng ngành du lịch Việt Nam có thể không nhất thiết theo đuổi mục tiêu 5 triệu lượt khách trong năm 2022. “Khách có thể đến ít hơn nhưng ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn, từ đó ngành du lịch phục hồi bền vững hơn” - ông Hà cho hay.

Tạo thuận lợi cho du khách

Một trong những giải pháp xúc tiến du lịch được đề xuất là mở rộng diện miễn thị thực, kéo dài thời hạn miễn thị thực trong bối cảnh các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực. Tốc độ phục hồi của thị trường quốc tế sẽ không thể nhanh, và phần lớn phụ thuộc vào chính sách visa. Ngoài những thị trường hiện tại miễn visa đang có sự tăng trưởng vừa phải, với một số thị trường mới, Việt Nam cần chính sách visa thông thoáng hơn thì mới có thể thu hút nhiều du khách hơn.

“Hiện các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau, quốc gia nào có chính sách visa thân thiện, thời hạn lưu trú lâu dài, được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần... sẽ hấp dẫn với du khách hơn” - ông Phạm Hà đánh giá.

Mức độ cởi mở về chính sách visa của Việt Nam còn khiêm tốn. Sau COVID-19, Việt Nam miễn thị thực cho công dân 13 nước; với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trong khi đó, Thái Lan đang thực hiện chính sách miễn visa với thời hạn tạm trú lên đến 30 - 45 ngày cho công dân khoảng 70 nước.

Thông thường, khách du lịch Tây Âu đến Việt Nam thường lưu trú 21 ngày đến một tháng, nhưng visa chỉ miễn 15 ngày, giới hạn một lần xuất cảnh và nhập cảnh. Nếu chính sách miễn visa kéo dài thời gian lưu trú đến một tháng và cho phép xuất nhập cảnh nhiều lần, Việt Nam sẽ thu hút du khách lưu trú dài ngày, chi tiêu nhiều hơn, ông Hà bày tỏ.

Chính sách visa thân thiện sẽ phát huy hiệu quả với những thị trường ngành du lịch Việt Nam xác định là thị trường nguồn, ví dụ như Trung Quốc, Đông Bắc Á (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan), Đông Nam Á, Mỹ, Nga, Australia và Tây Âu.

“Chúng ta có thể cân nhắc miễn visa cho khách Mỹ, Canada - những thị trường đang tăng trưởng, có đường bay thẳng” - ông Hà gợi ý. Bên cạnh đó, Australia, New Zealand và phần còn lại của Đông Âu cũng là những thị trường nên được miễn visa. Gần nhất, trong Châu Á có thị trường Ấn Độ - có thể thay thế cho thị trường Trung Quốc còn đóng cửa, cũng nên được miễn visa.

Trước đó, trong hội nghị “Liên kết xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế” của Tổng cục Du lịch, lãnh đạo sở quản lý du lịch các địa phương cũng đề xuất các chính sách tạo thuận lợi cho du khách quốc tế vào Việt Nam như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, mở rộng diện miễn thị thực, kéo dài thời hạn miễn thị thực.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho rằng, các điểm đến cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực sau đại dịch, và phát triển mạnh các sản phẩm mới theo hướng gia tăng trải nghiệm của du khách. Ông Phương đề nghị các điểm đến, doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm cụ thể với những chính sách ưu đãi để thu hút khách quốc tế.

Về mặt quảng bá, ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng TCDL đề nghị các địa phương, đơn vị du lịch cùng phối hợp với TCDL trong việc đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Cụ thể, cần thống nhất thông điệp chung Vietnam - Timeless Charm và Live fully in Vietnam; tăng cường kết nối với các kênh truyền thông của TCDL và các trang trên nền tảng mạng xã hội; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch theo vùng, chuỗi các điểm đến một cách hiệu quả nhất...

Theo Phạm Huyền/Laodong.vn

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/di-tim-cu-hich-phuc-hoi-du-lich-viet-nam-1101726.ldo

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/4 tại Công viên 23/9, quận 1 với chủ đề “20 năm hành trình sống động”.
Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

(LĐTĐ) Trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra chỉ tiêu lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố tăng từ 10 - 12% so với năm 2023.
Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

(LĐTĐ) Trong những ngày tháng Ba, rất nhiều chị em đã lưu lại những hình ảnh tươi đẹp bên cây gạo cổ thụ nằm giữa cánh đồng xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 16/3, tại thành phố Điện Biên đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” cùng với Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ khai mạc.
Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

(LĐTĐ) Vào những ngày tháng 3, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa gạo nở rực trời khi đi qua Cốc Lếu - địa danh nổi tiếng của thành phố Lào Cai. Địa danh này có từ cách đây cả trăm năm, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ một loài cây - cây gạo, với rực rỡ mùa hoa bung nở tháng 3.
Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho nhu cầu du lịch của người Việt có nhiều thay đổi. Thay vì chi tiền cho những chuyến đi xa, hiện nay, du lịch “tại chỗ” đang trở thành lựa chọn của không ít người dân.
Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện sẽ giới thiệu tới du khách show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA”. Đây được kỳ vọng là sản phẩm du lịch mới, mang lại trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.
TP.HCM:  Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Ngày 8/3, hơn 5.000 người khoác trên mình tà áo dài tham gia đồng diễn “Tôi yêu áo dài Việt Nam” tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Đây là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10, năm 2024.
TP.HCM: "Mãn nhãn" màn trình diễn 800 mẫu áo dài được chế tác công phu

TP.HCM: "Mãn nhãn" màn trình diễn 800 mẫu áo dài được chế tác công phu

(LĐTĐ) Tối 7/3, 800 mẫu áo dài nổi bật được chế tác công phu, tài hoa từ bàn tay khéo léo, sáng tạo của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng đã được trình diễn tại đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10.
Xem thêm
Phiên bản di động