Di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô: Không thể mãi chần chừ

(LĐTĐ) Cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, những cơ sở sản xuất vốn nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội nay đã nằm trọn giữa lòng đô thị. Nhiệm vụ di dời các cơ sở này đã được đặt ra từ lâu, nhưng việc triển khai chậm chễ đã mang lại nhiều hệ lụy. Do đó, việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn Thành phố với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Hà Nội: Xem xét danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch Di dời Nhà máy bia Hà Nội, thuốc lá Thăng Long khỏi nội đô, "đất vàng" chuyển đổi thế nào?

Thêm 9 cơ sở phải di dời

Tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2011 (QH 125), vấn đề di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn 12 quận đã được đặt ra.

Tiếp đó, ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 130/QĐ-TTg giao UBND thành phố Hà Nội lập danh mục, xác định tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô: Không thể mãi chần chừ
Đến thời điểm này, Hà Nội đã có đầy đủ khung pháp lý để di dời cơ sở công nghiệp trong nội thành đến khu vực mới phù hợp quy hoạch.

Tiếp tục công tác này, tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 7/2022), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) có 9 cơ sở nhà, đất gồm: Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội; Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.

Việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch nhằm làm cơ sở để các đơn vị, doanh nghiệp có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại danh sách nói trên, nhiều cơ sở có diện tích rất lớn, nằm ở vị trí đắc địa. Có thể kể đến như: Nhà máy bia Hà Nội (HABECO), địa chỉ tại 183 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình) có diện tích hơn 52.000m2. Địa điểm này hiện vẫn đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm. Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-2 được UBND Thành phố phê duyệt tháng 3/2021, khu đất này sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng dành cho xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh.

Hay như Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tọa lạc tại địa chỉ 235 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) có diện tích hơn 64.000m2, bao gồm hệ thống nhà kho vật tư phục vụ sản xuất và nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai. Theo quy hoạch, khu vực này sẽ là đất công cộng của Thành phố và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh. Còn Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội (số 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên) hiện tọa lạc trên diện tích hơn 200.000m2, bao gồm trụ sở công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Phần đất này được quy hoạch là đất công cộng Thành phố.

Đáng chú ý, theo như báo cáo của UBND Thành phố, về cơ bản cả 9 thửa đất sau khi di dời này sẽ góp phần tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị. Rõ ràng, nếu thực hiện tốt đây sẽ là tiền đề để Thành phố nghiên cứu tiếp tục di dời nhiều cơ sở trong các khu công nghiệp tập trung cũ tại Thượng Đình, Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động, Văn Điển - Pháp Vân, Giáp Bát - Trương Định, Chèm, Đức Giang - Cầu Đuống, Cầu Diễn..., hiện gây nên ô nhiễm và không còn khả năng mở rộng cũng như sản xuất sản phẩm.

Cần quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị

Năm 2016, báo cáo tác động môi trường của Luật Thủ đô đã xác định lộ trình đến năm 2020 di dời 117 cơ sở trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành, nhưng đến nay cũng chỉ di dời được gần 70 cơ sở sản xuất. Nhìn vào thực tế, việc chậm di dời cơ sở công nghiệp, đơn vị hành chính đang gây ra nhiều áp lực về môi trường, hạ tầng cho khu vực nội đô. Điển hình như vụ cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông vào năm 2019, do đó, ai dám đảm bảo những nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Bia Đông Nam Á, Nhà máy Bia Hà Nội... sẽ mang đến những hệ lụy gì trong tương lai hay không?

Quyết tâm di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô là cần thiết. Điều này phù hợp với cả quy hoạch chung Thủ đô cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển của cả doanh nghiệp và địa phương.

Mở rộng hơn, không chỉ là các cơ sở công nghiệp như đã nói ở trên, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng đề cập đến việc di dời các công sở, trường học... ra khỏi nội đô nhằm khai thác quỹ đất hiện hữu, hay còn gọi là “đất vàng” vốn nằm lọt trong đô thị trung tâm.

Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, vấn đề di dời nhà máy, xí nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan đơn vị hành chính ra khỏi khu vực nội đô nhằm mục đích giảm thiểu tác động về ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng cho khu vực trung tâm Hà Nội.

Đây được xem là nhiệm vụ cấp thiết, nhưng thời gian qua nhiều cơ sở mặc dù nằm trong danh sách buộc phải di dời gấp vẫn chây ỳ chưa chịu thực hiện, do các cơ sở mong muốn có nhiều lợi ích hơn từ vị trí đắc địa của trụ sở cũ. Bên cạnh đó cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội cũng chưa thực sự quyết liệt trong công tác này.

“Thành phố Hà Nội cần một cơ chế đủ mạnh để buộc những cơ sở này phải trả lại quỹ đất, vì thực tế, để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là rất khó khăn. Muốn di dời, Hà Nội cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất, nhận sự hỗ trợ dịch chuyển.

Đối với những đơn vị đã được bố trí cơ sở sản xuất mới, Thành phố cần ban hành quyết định hành chính yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình di chuyển rõ ràng hoặc cưỡng chế bàn giao lại quỹ đất”, ông Trần Ngọc Chính cho hay…

Tuy nhiên, câu chuyện về những mảnh “đất vàng” trước đó cũng đem đến nhiều quan ngại. Điểm qua một vòng danh sách các khu đất vốn là cơ sở công nghiệp đã chuyển đổi thành các cao ốc, khu đô thị như khu đất Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Cơ khí số 1, Dệt 8-3, Cơ khí Hà Nội... cho thấy, việc chuyển đổi này không khác gì tăng thêm áp lực đô thị lên một không gian vốn đã quá tải. Trong khi đó, mấu chốt của việc di dời là để phát triển và tái cân bằng đô thị. Chính vì vậy, bên cạnh công tác đôn đốc di dời, việc đưa ra các quy hoạch chi tiết của thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế - đầu tư xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất cũng là hết sức cấp thiết./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Xem thêm
Phiên bản di động