Đến Lý Sơn hành trình thú vị
Đưa Lý Sơn - Sa Huỳnh trở thành Công viên địa chất toàn cầu | |
Khắc họa hình ảnh đội hùng binh Hoàng Sa qua lễ khao lề thế lính | |
Kỳ cuối: Sức sống mới trên đảo tiền tiêu |
Huyện Lý Sơn gồm 2 đảo: Đảo Lớn (hay còn gọi là cù lao Ré) gồm các xã An Vĩnh, An Hải và đảo Bé gồm xã An Bình cùng một hòn đảo nhỏ mang tên Mù Cu. Nơi đây có khoảng 10 loại hình di sản địa chất độc đáo, ấn tượng hơn cả là 10 miệng núi lửa kỳ vỹ và lạ mắt nằm rải rác trên đảo, trong đó có 6 miệng ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng ở ngầm dưới biển.
Những hình ảnh ấn tượng ở Lý Sơn. (Ảnh: Cao Ngọc Cảnh) |
Chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình khám phá Lý Sơn bằng xe máy vòng quanh đảo Lớn. Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp là tầng tầng lớp lớp đá magma đen xám trên cát trắng và biển xanh thăm thẳm. Lý Sơn có cấu tạo địa chất đặc biệt do nơi đây vốn là những núi lửa đã ngừng hoạt động, lớp đá magma này được hình thành sau quá trình đông nguội dung nham núi lửa.
Một trong những chứng tích đó là hệ thống Đình, Chùa, nhà lưu niệm, bảo tàng lưu giữ những kỷ vật về hải đội Hoàng Sa. Cổng Tò Vò – một vòm đá nham thạch tự nhiên đẹp nhất Việt Nam cao khoảng 2,5m là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của những ai lần đầu đặt chân tới Lý Sơn.
Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường ven biển sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới nước biển. Ngắm bình minh hay hoàng hôn ở cổng Tò Vò đều là những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Do được tạo thành từ 5 ngọn núi lớn, vốn là 5 miệng của một núi lửa cũ, vì vậy mà cấu tạo địa chất của những ngọn núi này cũng vô cùng đặc biệt. Những vân magma hiện rõ trên từng vách núi, tạo nên những hình ảnh vô cùng kỳ thú. Đi thẳng con đường quanh các vách núi, qua những con dốc quanh co là đỉnh Thới Lới – đỉnh núi cao nhất đảo Lý Sơn.
Để tới được Lý Sơn, các bạn có thể xuống sân bay Đà Nẵng rồi bắt xe khách tới Quảng Ngãi, đi tiếp đến cảng Sa Kỳ - cảng biển bạn phải đến để lên tàu ra Lý Sơn và đi tàu cao tốc chừng 2 giờ đồng hồ là tới nơi. Ngoài ra, sân bay Chu Lai cũng là một điểm dừng chân thích hợp. Sân bay chỉ cách cảng Sa Kỳ khoảng 50km. Trong khi đó, nếu hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, bạn sẽ phải di chuyển khoảng 150km để đến cảng Sa Kỳ. |
Trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hơn 2 triệu năm đó là một hồ nước ngọt được đưa vào sử dụng cho cả đảo Lớn. Sự kỳ diệu ấy được người dân nơi đây gọi là “tạo sự sống giữa lòng cái chết”. Cũng trên đỉnh núi cao vời vợi ấy, lá cờ Tổ quốc luôn tung bay. Ở điểm cao nhất này, chúng tôi được thỏa sức ngắm nhìn một Lý Sơn với biển trời không phân ranh giới.
Nằm ở phía đông bắc núi Thới Lới là chùa Hang. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua rất nhiều bậc đá. Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m có khắc 4 chữ “Thiên Khổng Thanh Tự”, như để thông báo cho mọi người biết rằng trong động đá này còn có một ngôi chùa. Ngoài chùa Hang, trên đảo Lớn còn có một ngôi chùa nữa là chùa Đục.
Chùa Đục ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo. Chúng tôi phải vượt qua hơn 100 bậc thang, men theo sườn núi mới lên được ngôi chùa này. Theo những người dân trên đảo, ngôi chùa này còn được gọi bằng một tên khác là chùa không sư. Tương truyền đức phật Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo, tránh được những cơn thiên tai.
Ở đảo Lớn, người dân sống chủ yếu bằng hai nghề chính đó là đi biển và trồng hành, tỏi. Lý Sơn còn được mệnh danh là đảo tỏi. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi cho giống tỏi phù hợp, thời tiết thuận hòa, thì điều quan trọng nhất làm nên vị tỏi Lý Sơn chính là cách người dân ở đây làm đất để trồng tỏi.
Trên nền đất cát khô cằn, người trồng tỏi rải lên những lớp cát san hô được lấy từ bờ biển rồi tiếp tục phủ lên một lớp cát trắng. Cứ sau một, hai mùa, lớp cát cũ được cào bỏ, một lớp cát mới được thay thế. Vì vậy mà tỏi Lý Sơn nức tiếng khắp toàn quốc bởi đặc điểm không lẫn vào đâu được, đó là từng tép nhỏ, đều, mùi vị thơm nồng nhưng cay dịu.
Sau hành trình vòng quanh đảo Lớn, chúng tôi tiếp tục lên ca nô đến đảo Bé. Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn chừng 2 hải lý. Nơi đây hiện đang có khoảng 100 hộ dân sinh sống, gắn bó với nghề trồng tỏi và đánh bắt thủy sản.
Cuộc sống của người dân trên đảo Bé những năm về trước chủ yếu trông chờ vào nguồn nước mưa vốn thường xuyên khan hiếm. Gần đây, người dân đã cất được nỗi lo nước ngọt là nhờ có một nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại sở hữu một bãi tắm tuyệt vời hơn rất nhiều những vùng biển khác, với bờ cát trải dài trắng mịn và làn nước xanh thăm thẳm, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.
Nhiều nhà địa chất cho rằng, đảo Bé nguyên thủy có thể là một phần liền với đảo Lớn, nhưng do một cơn địa chấn cực mạnh, một phần đảo Lớn bị tách ra, trôi dạt và hình thành nên đảo Bé như hiện nay. Ở đảo Bé, một trong những hoạt động được mọi người ưa chuộng là lặn biển ngắm san hô. Có thể lặn ngắm san hô với thuyền thúng của người dân trên đảo hoặc được các công ty du lịch cung cấp thiết bị lặn ngắm san hô chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ của nhân viên cứu hộ để đảm bảo an toàn.
Nhiều người ưu ái gọi đảo Bé là “thiên đường giữa biển khơi” vì núi lửa phun trào đã tạo nên rất nhiều điều hấp dẫn cho hòn đảo bé nhỏ này. Không chỉ tạo nên những vách đá trầm tích cả ở trên cạn và dưới lòng đại dương, nó còn hình thành nên bức cổng vòm bằng dung nham nằm cách mặt nước tới 6m và khá gần bờ, một trong những kỳ quan bên cạnh cổng vòm bằng đá trên cạn ở Lý Sơn.
Trong chuyến khám phá Lý Sơn 3 ngày, chúng tôi đã có nhiều kỷ niệm với miền đất chứa nhiều thương mến chứ không chỉ là một huyện đảo. Nếu nói về Lý Sơn chỉ bằng từ “đẹp” thì e là chưa đủ. Bởi ở nơi này còn lưu giữ rất nhiều giá trị và vật chứng lịch sử thiêng liêng khác, giúp chúng ta được định nghĩa đủ đầy hơn về khái niệm Tổ quốc.
Trong chuyến hành trình khám phá huyện đảo Lý Sơn, có những người mà chúng tôi gặp chia sẻ rằng năm nào họ cũng tới hòn đảo này, bởi càng đến họ càng thấy nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Nếu muốn có những trải nghiệm đáng nhớ, các bạn cũng có thể đến thăm Lý Sơn. Từ tháng 6 đến tháng 9 là khoảng thời gian lý tưởng của mùa hè để bạn có thể thoải mái khám phá hòn đảo với những chứng tích lịch sử đầy ý nghĩa và những con người dũng cảm, kiên cường.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22