Đền Đồng Cổ: Nét đẹp văn hóa lịch sử của Thăng Long
Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo lừng danh Kinh Bắc | |
Chùa Bối Khê: Quý giá về niên đại với kiến trúc bằng gỗ rất đẹp | |
Làng Chèm - Ngôi làng cổ bên sông Hồng |
Cổng Đền Đồng Cổ |
Đền Đồng Cổ ở Bưởi hiện còn quy mô kiến trúc không lớn, bao gồm: Tam quan, Đền chính, Hậu cung. Chính giữa Hậu cung là hương án thờ, trên đặt long ngai bài vị - áo mũ thần Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị, trong đó phải kể đến 12 đạo sắc phong qua các thời Lê - Tây Sơn - Nguyễn. Đền được trùng tu lại năm 2009 - 2010 nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đền Đồng Cổ bên Hồ Tây có vị trí quan trọng, gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Hiện nay, ở đất Thăng Long có hai nơi thờ thần Đồng Cổ: Đền Đồng Cổ ở phường Bưởi và miếu Đồng Cổ ở thôn Nguyên Xá, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm.
Thực ra, đền chính ở xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Khi xưa Lý Thái Tông, khi còn là Thái tử, phụng mệnh vua cha là Lý Thái Tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu, cho quân tạm nghỉ. Đêm hôm đó, Thái tử mơ thấy một người báo mộng rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử đi đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập công”. Quả nhiên, hôm sau quân ta đại thắng trong trận Chiêm thành.
Đền Đồng Cổ (nằm trên phố Thụy Khuê, Hà Nội) được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông |
Khi trở về, Thái tử cho người sửa sang lễ tạ thần, sau đó rước về kinh đô để bảo vệ đất nước và nhân dân. Khi Thái tử đang chưa biết nên lập đền chỗ nào, thì lại thấy thần báo mộng rằng: “Xin lập đền ở bên hữu trong đại thành, sau chùa Thánh Thọ”. Thái tử theo lời cho xây dựng, không bao lâu đền dựng xong. Đền Đồng Cổ là nơi diễn ra các nghi lễ của các triều đình phong kiến nước ta. Trong đền còn rất nhiều thần tích, sắc phong của đền.
Sau khi dẹp yên cuộc nổi loạn mà sử sách gọi là “loạn ba vương”, vua Lý Thái Tông đã phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, cho dựng miếu thần ở bên hữu thành Đại La, chính là đền Đồng Cổ hiện nay và quy định cứ đến ngày mồng 4, tháng 4 hàng năm, làm lễ “Minh thệ” (ăn thề) tại đền này, cho lập đàn, cắm cờ xí tại đền. Các quan có mặt đều phải uống rượu có pha máu của các loài vật và đọc lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”, những ai không có mặt trong buổi lễ ăn thề sẽ bị phạt đánh. Các vương triều Trần - Lê vẫn duy trì nghi lễ quốc gia này. Thời Trần, hội thề Đồng Cổ là một hội lớn, dân bốn phương về xem hội rất đông.
Đền Đồng Cổ giờ đây nằm trên khu đất cao, trông ra sông Tô Lịch, gồm Tam quan, các tòa Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Bên trong vẫn còn lưu giữ 12 đạo sắc của các niên hiệu : Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Quang Trung, Cảnh Thịnh, Thiệu Trị, Tự Đức (từ 1740 - 1883). Đền Đồng Cổ thật sự là một di tích có giá trị đặc biệt với người dân Việt Nam, nó thể hiện rõ bản chất của người Việt Nam đó là lòng trung thành, yêu nước của người Việt Nam.
Đền có lối kiến trúc độc đáo |
Đền Đồng Cổ hiện nằm trên đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ thuộc loại dài nhất Hà Nội và có rất nhiều các di tích cổ. Đền Đồng Cổ thời chiến tranh đã bị hư hỏng nặng, giờ đã được tu tạo khang trang, đẹp đẽ. Dù dấu vết của một hội thề quan trọng bậc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam không còn nhiều nhưng vẫn thấy những nét cổ kính xưa của ngôi đền. Một hồ bán nguyệt nước xanh thẳm, những cây cổ thụ thân rêu mốc như chứng nhân của một thời lịch sử xa xưa. Ngày nay, dân làng vẫn giữ được hội thề trung hiếu vào ngày 4 tháng 4 hàng năm, kiệu rước bài vị Thần Đồng Cổ từ Làng Yên Thái tới Làng Đồng Xã rồi trở về.
Đền Đồng Cổ chính là một di tích lưu giữ lại tín ngưỡng của nhân dân ta từ xưa. Với tuổi đời cũng như những câu chuyện, những truyền thuyết gắn liền với nó, đền đồng cổ đã và đang trở thành một trong những địa điểm tâm linh rất thu hút người dân thủ đô cũng như khách du lịch khi đến với Hà Nội.
Hi vọng người dân thủ đô cũng như khách du lịch đến với Hà Nội, đến với những di tích lịch sử lâu đời sẽ đều có ý thức giữ gìn, chung tay bảo vệ di sản để chúng mãi là những nét vẽ điểm tô cho bức tranh Hà Nội hào hoa, sinh động nhưng không bị mất đi màu sắc của truyền thống, của văn hóa và lịch sử ngàn năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027
Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh
Hà Nội ghi nhận thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Tin khác
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh
Nhịp sống Thủ đô 02/12/2024 18:17
Hà Nội chớm Đông
Nhịp sống Thủ đô 02/12/2024 06:12
Quận Hai Bà Trưng giới thiệu hệ thống 18 bảng thông tin điện tử công cộng
Nhịp sống Thủ đô 01/12/2024 18:18
Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Khu Phố cổ Hà Nội
Thủ đô 01/12/2024 07:31
Huyện Thường Tín nỗ lực xây dựng cộng đồng an toàn
Nhịp sống Thủ đô 30/11/2024 21:48
Sơn Tây: Làng nghề mộc Vạn An được công nhận Làng nghề Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 30/11/2024 17:25
Gia Lâm thực hiện sắp xếp 10 đơn vị hành chính trước ngày 1/1/2025
Nhịp sống Thủ đô 30/11/2024 13:01
Cử tri kiến nghị thành lập Ban quản trị nhà chung cư ở khu đô thị Thanh Hà
Nhịp sống Thủ đô 30/11/2024 06:31
Quận Bắc Từ Liêm có tân Phó Chủ tịch
Nhịp sống Thủ đô 29/11/2024 21:59
Trải nghiệm Phở số Hà Thành cùng robot thông minh
Nhịp sống Thủ đô 29/11/2024 20:43