Đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người

(LĐTĐ) Cần nghiên cứu, lồng ghép các chính sách theo hướng “nâng cao chế độ hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”...
Bộ Công an lấy ý kiến dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) Bé gái 14 tuổi bị lừa bán sang Trung Quốc, ép mang thai hộ

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Tờ trình của Bộ Công an cho biết, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ bất cập, một số quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.

Bên cạnh đó, Luật chưa có quy định về chi phí phiên dịch cho nạn nhân là người nước ngoài, nạn nhân là người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc hỗ trợ nạn nhân lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội. Đồng thời, một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản....

Việc xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành để họ hưởng các chế độ chưa phù hợp với thực tiễn, vì nhiều người bị hại không thể nhớ chính xác được đối tượng thực hiện hành vi mua bán, cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh được nạn nhân trong các vụ mua bán.

Trong khi đó, các đối tượng trong thời gian chờ xác định là nạn nhân cũng cần được hưởng đầy đủ chế độ như nạn nhân và thực tế các cơ quan chức năng phải tổ chức hỗ trợ như nạn nhân...

Đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên thẩm định. Ảnh: Anh Thư

Chế độ hỗ trợ nạn nhân cũng chưa phù hợp vì chỉ quy định nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý trong thời gian cư trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, trong khi nhiều nạn nhân thường trở về với những sang chấn tâm lý, hoảng loạn, lo lắng bị trả thù sau khi cung cấp lời khai... cũng rất cần được hỗ trợ tâm lý; mức chi hỗ trợ khó khăn ban đầu còn thấp, chỉ 1 triệu đồng/người....

Luật hiện hành cũng chưa có quy định về chi phí phiên dịch khi nạn nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc hỗ trợ nạn nhân lưu trú...

Theo cơ quan soạn thảo, dự báo thời gian tới, tình hình mua bán người diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh như: Mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người, tình trạng đưa người di cư trái phép, thiếu lao động phổ thông và mất cân bằng giới tính của một số quốc gia có chung đường biên giới; tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, nhẹ dạ mất cảnh giác của người dân...

Vì vậy, cần xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) để khắc phục những bất cập trên, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh với nạn mua bán người cũng như công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân.

Trong Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất điều chỉnh 5 nội dung: Phòng ngừa mua bán người; phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Tại phiên họp, một số ý kiến nhất trí cần quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân, tuy nhiên cần rà soát kỹ các tiêu chí xác định nạn nhân dựa trên các hành vi, phương thức, mục đích mua bán người đã được quy định tại Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, lồng ghép các chính sách theo hướng “nâng cao chế độ hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”; giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân cho các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm công tác xã hội tiếp nhận, hỗ trợ...

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) tại Tờ trình; cập nhật dữ liệu mới, hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật. Đồng thời, đánh giá chi tiết tác động của các đề xuất sửa đổi, bổ sung...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Xúc động chương trình tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học giỏi

Nghệ An: Xúc động chương trình tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học giỏi

(LĐTĐ) Chiều ngày 30/6, tại Khách sạn ngành Giáo dục và Đào tạo (thị xã Cửa Lò), Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Nghệ An tổ chức Tuyên dương học sinh có hoàn cảnh mồ côi vượt khó, học gi
TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

(LĐTĐ) Một vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xảy ra vào trưa 30/6, rất may mắn không có thương vong về người.
Dàn hoa hậu quốc tế hội ngộ trong show diễn của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Lan

Dàn hoa hậu quốc tế hội ngộ trong show diễn của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Lan

(LĐTĐ) Vừa qua, các nàng hậu quốc tế đã có mặt trên sàn tập show thời trang mới của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn nằm trong khuôn khổ Thailand Fashion Week 2024.
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Ngày mai (1/7): Nhiều người vẫn không quét được CCCD trên app ngân hàng, phải làm sao?

Ngày mai (1/7): Nhiều người vẫn không quét được CCCD trên app ngân hàng, phải làm sao?

(LĐTĐ) Đổi điện thoại, tìm vị trí nhận NFC ở máy là các cách để quét CCCD trên app ngân hàng, phục vụ chuyển tiền sau ngày 1/7.
Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

(LĐTĐ) Nhiều người khi thực hiện bổ sung sinh trắc học đều thất bại ở bước quét căn cước công dân (CCCD) mà không rõ nguyên do.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.

Tin khác

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

TP.HCM: May mắn không có thương vong trong vụ cháy ở quận Bình Tân

(LĐTĐ) Một vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xảy ra vào trưa 30/6, rất may mắn không có thương vong về người.
Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

(LĐTĐ) Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết Kỳ họp, với 21 nội dung cụ thể. Đáng chú ý, Quốc hội giao Chính phủ giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất cho người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

(LĐTĐ) Khoảng 14 giờ 30 phút (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Seongnam (Thủ đô Seoul), bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân từ ngày 30/6 đến 3/7.
Đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương dâng hương, dâng hoa tại 2 Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia

Đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương dâng hương, dâng hoa tại 2 Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), ngày 29/6, đoàn cán bộ hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.
Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

Lý do lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%

(LĐTĐ) Ngày 29/6, ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã họp báo thông tin về kết quả kỳ họp. Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong đã trả lời báo chí về băn khoăn vì sao lương cơ sở tăng 30%, nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương thực hiện có hiệu quả các Luật, Nghị quyết được Kỳ họp thứ 7 thông qua

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương thực hiện có hiệu quả các Luật, Nghị quyết được Kỳ họp thứ 7 thông qua

(LĐTĐ) Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Kỳ họp, đến hôm nay, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

(LĐTĐ) Quốc hội nhất trí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Sáng 29/6, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi hiệu lực thi hành của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với 404 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 83,13%.
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 64 khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
GRDP của Bình Dương và Đồng Nai tăng trưởng khá

GRDP của Bình Dương và Đồng Nai tăng trưởng khá

(LĐTĐ) Ngày 28/6, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương và Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động