Đề xuất 4 nhóm chính sách sửa đổi Luật Căn cước công dân

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách. Trong đó, quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ Căn cước công dân.
Người dân có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử không? Hà Nội: 4,8 triệu người có thể sử dụng Căn cước công dân để khám chữa bệnh Gần 11,8 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng Căn cước công dân gắn chíp

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 21, ngày 17/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (đồng thời xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023).

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào chương trình năm 2023, cụ thể là trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Đề xuất 4 nhóm chính sách sửa đổi Luật Căn cước công dân
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Quốc hội.

Trong đó, về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách:

Một là, quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ Căn cước công dân; thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân.

Hai là, bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Ba là, bổ sung đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Bốn là, hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử; cấp, hủy/thu hồi số định danh cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ Căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.

Với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ đề nghị các chính sách gồm: Hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng; Hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân; quy định về xử lý nợ xấu...

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và các cơ quan của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Luật, bảo đảm cơ sở pháp lý và sự đồng bộ, thống nhất trong việc tích hợp, quản lý, sử dụng thông tin trong thẻ Căn cước công dân theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đề xuất 4 nhóm chính sách sửa đổi Luật Căn cước công dân
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật này nhằm bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Đồng thời, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Luật hiện hành, đặc biệt là trong thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với hai dự án Luật nêu trên.

Cũng trong phiên làm việc ngày 17/3, với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023 đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và xem xét thông qua theo quy trình tại một kỳ họp tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông: Quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông: Quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.
Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 27/3, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý ...
Công an TP.HCM thông tin vụ bé trai nghi bị bạo hành, ép dùng ma tuý

Công an TP.HCM thông tin vụ bé trai nghi bị bạo hành, ép dùng ma tuý

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đang tiếp tục đấu tranh với các đối tượng Lê Văn Bậm ...
Cuộc sống mưu sinh của người lao động nơi xóm nghèo trở lại trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

Cuộc sống mưu sinh của người lao động nơi xóm nghèo trở lại trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

(LĐTĐ) Vẫn là câu chuyện chốn đô thị nhưng không phải nhà lầu xe hơi, không có những cuộc tranh giành tiền tài danh vọng, thậm chí còn không có cả ...
Sôi nổi hội diễn văn nghệ "Metro Hà Nội - Mãi mãi một tình yêu"

Sôi nổi hội diễn văn nghệ "Metro Hà Nội - Mãi mãi một tình yêu"

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Depot Phú Lương, quận Hà Đông (thành phố Hà Nội), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã tổ chức Hội diễn văn nghệ ...
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2023

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2023

(LĐTĐ) Với mục tiêu khuyến khích lối sống năng động lành mạnh trong cộng đồng và phát hiện những tài năng điền kinh cho thể thao Việt Nam trong tương lai, ...
Còn nhiều đoàn viên, người lao động khó khăn cần Công đoàn hỗ trợ

Còn nhiều đoàn viên, người lao động khó khăn cần Công đoàn hỗ trợ

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, mặc dù các cấp Công đoàn Thành phố đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động xã ...

Tin khác

Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 27/3, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
Không để tình trạng văn bản pháp luật lạc hậu khi ban hành chưa lâu

Không để tình trạng văn bản pháp luật lạc hậu khi ban hành chưa lâu

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, không cầu toàn nhưng không nóng vội; những gì đã chín, đã rõ, có tính ổn định thì luật hóa…
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận về 7 dự án Luật

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận về 7 dự án Luật

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ dành nhiều thời gian để nghe cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày báo cáo một số vấn đề lớn cần xin ý kiến và thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3

Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2023, Thủ đô Hà Nội đón 2,09 triệu lượt khách, tăng 38,3% so với cùng kỳ 2022, tăng 13% so với tháng 2/2023.
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Việc ban hành Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích và bảo vệ cán bộ. Đồng thời, góp phần ngăn ngừa, xử lý cán bộ lợi dụng chủ trương trên để làm trái, vụ lợi...
TP.HCM: Cao điểm cấp CCCD gắn chip cho học sinh

TP.HCM: Cao điểm cấp CCCD gắn chip cho học sinh

(LĐTĐ) Trong đợt "cao điểm nước rút" lần này, Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt mục tiêu 100% các em trong độ tuổi tuyển sinh đều có căn cước công dân (CCCD) gắn chip và mã định danh điện tử trước ngày 20/5.
Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững

(LĐTĐ) Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề "Bình Thuận - Hội tụ xanh" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức tối 25/3 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc.
Bình Dương cùng 9 tỉnh nghiên cứu mở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Bình Dương cùng 9 tỉnh nghiên cứu mở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

(LĐTĐ) Sáng 25/3, tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức sự kiện "Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới". Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương (T.Ư) đã tới tham dự sự kiện.
Khuyến khích và bảo vệ thanh niên dám khởi nghiệp, dám đổi mới sáng tạo

Khuyến khích và bảo vệ thanh niên dám khởi nghiệp, dám đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo môi trường, điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp; thúc đẩy phát triển các Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Một số đô thị lớn trên thế giới đã thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện việc tiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp về những vấn đề đô thị. Các vấn đề được người dân phản ánh rất đa dạng từ việc lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép, đèn giao thông bị hỏng, lối đi bố trí không hợp lý...
Xem thêm
Phiên bản di động