Để tiến tới không còn, không dám, không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Năm 2024, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.
Hà Nội: Thực hiện nghiêm kê khai, kiểm soát tài sản để phòng, chống tham nhũng Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phòng chống tham nhũng

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục có những chuyển biến tích cực

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, năm 2024, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn.

Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều dự án quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo đẩy mạnh công tác rà soát, phát hiện, xử lý những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật có thể làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Chính phủ tiếp tục lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; tăng cường công tác kiểm tra, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tháo gỡ các rào cản, vướng mắc trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Để tiến tới không còn, không dám, không muốn tham nhũng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Một số chủ trương, chính sách của Đảng chậm được thể chế hóa đầy đủ thành pháp luật. Chất lượng của một số văn bản còn hạn chế, thiếu tính ổn định; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, bất cập, không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

“Thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực”, Ủy ban Tư pháp cho biết.

Năm 2024, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trọng tâm là giáo dục đạo đức cách mạng, xây dựng văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bị xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao... Nhiều trường hợp vi phạm về trách nhiệm nêu gương xảy ra tại chính các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực...

Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội phạm về tham nhũng

Cũng trong năm 2024, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện như thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm; tăng cường mở rộng ứng dụng khoa học trong quản lý; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được duy trì; chú trọng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng...

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét, thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ vẫn diễn ra.

Trong năm 2024, qua thanh tra, kiểm toán đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm và kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm; chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra. Tuy nhiên, vẫn còn có trường hợp cán bộ thanh tra lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, kết luận thanh tra..., gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế, công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa chuyển biến. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu. Tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng lớn...

Từ thực tiễn này, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật; đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Khẩn trương nghiên cứu, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, về xử lý vật chứng là tài sản và tài sản liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên, khoáng sản; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội phạm về tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm

Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm

(LĐTĐ) Với chủ đề “Xuân Nghĩa tình Dầu khí - Tết Ấm áp sẻ chia”, Công đoàn Dầu khí Việt Nam đề nghị các Công đoàn cơ sở chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết, để tất cả đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm, hạnh phúc và an toàn.
Hơn 30  tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024

(LĐTĐ) Ban Giám khảo cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 đã lựa chọn được 22 tác phẩm chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của cuộc thi vào vòng chung khảo để trao giải cho 12 tác giả/nhóm tác giả. Đối với sân thi dành cho tác giả không chuyên, Ban Giám khảo cuộc thi cũng đã chấm chọn ra được 12 tác phẩm lọt vòng chung khảo để trao giải cho 7 tác giả/nhóm tác giả. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên tới 225 triệu đồng.
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn

Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn

(LĐTĐ) Chiều 3/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng vi phạm đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động

LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động

(LĐTĐ) Chiều nay (3/12) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Hội nghị giao ban Cụm thi đua Công đoàn, góp ý vào dự thảo Kế hoạch tổ chức một số nhiệm vụ trọng tâm về hoạt động công đoàn năm 2025.
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Nếu chỉ sử dụng vắc xin không thì không thể ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết toàn diện, bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy. Vì vậy, ngoài tiêm vắc xin thì vẫn phải song song sử dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi sử dụng vắc xin.
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh

Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh

(LĐTĐ) Chiều 3/12, trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024.
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô

Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 3/12, tại Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông trong công nhân, viên chức, người lao động năm 2024 tới đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm.

Tin khác

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái đồng chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025.
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công nhằm đạt mục tiêu 100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Hưng Yên có tân Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn  bộ máy của hệ thống chính trị

Quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

Tổng Thư ký Quốc hội: Tinh gọn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng công việc

(LĐTĐ) Tại cuộc Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phương án tinh gọn bộ máy ở Quốc hội sẽ có thay đổi và ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh

(LĐTĐ) Hôm nay 1/12, thị xã Cửa Lò chính thức sáp nhập vào thành phố Vinh, Nghệ An còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện.
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8.
Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

(LĐTĐ) Chiều 30/11, với 443/454, đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 92,48 tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, theo hình thức đầu tư công.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 28/11, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 7847-QĐ/TU về việc kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp (Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy).
Xem thêm
Phiên bản di động