Để người lao động nắm rõ về chế độ bảo hiểm và chế độ hưu trí
Có thể thấy, những năm gần đây, nhiều người lao động quan tâm đến vấn đề về rút bảo hiểm xã hội một lần. Chị Nguyễn Thị Nhung - Công đoàn xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) băn khoăn, đối với người lao động đã công tác trên 22 năm và đóng bảo hiểm xã hội trên 22 năm, liệu có được rút bảo hiểm xã hội một lần không, và nếu nghỉ việc thì đã được hưởng lương hưu chưa, hưởng bao nhiêu %?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều người lao động khi cân nhắc đến việc lĩnh một khoản tiền lớn hay là đợi lĩnh lương hưu từng tháng một.
Chị Ngô Thị Hường, Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Thịnh Liệt quan tâm đến vấn đề bảo hiểm y tế. |
Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội cho biết, thời gian đóng bảo hiểm xã hội 22 năm tức là đã thỏa mãn một trong hai điều kiện để hưởng lương hưu, đó là trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định, người đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội sẽ không được quyền thanh toán bảo hiểm xã hội một lần, trừ các trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan,… hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Chuyên gia cũng khuyên người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần, mà nên chờ đủ điều kiện để được hưởng các chế độ phúc lợi khi về hưu.
Chị Kiều Trang - Trường Mầm non A Thanh Liệt quan tâm đến vấn đề tiền lương khi nghỉ hưu. “Theo quy định mới về lương thì mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu? Theo luật mới, khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì bảo hiểm xã hội đóng như thế nào?”, chị Kiểu Trang thắc mắc.
Chuyên gia bảo hiểm xã hội Dương Thị Minh Châu cũng lý giải, nguyên tắc nhận bảo hiểm xã hội là đóng - hưởng. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng, do đó mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất.
Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong quản lý chính sách an sinh xã hội, phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách và tối ưu hóa hệ thống bảo hiểm xã hội. Vấn đề khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì bảo hiểm xã hội đóng như thế nào, theo chuyên gia, hiện đang trong quá trình đợi hướng dẫn mới của các cơ quan, bộ ngành.
Chị Ngô Thị Hường - Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Thịnh Liệt thì quan tâm đến vấn đề bảo hiểm y tế đối với người lao động bị bệnh, và chế độ trợ cấp đối với người cao tuổi (75 trở lên) nhưng không có lương hưu.
Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì luôn chú trọng công tác truyền thông về chính sách để người lao động, người sử dụng lao động nắm rõ. |
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu cho biết, theo quy định của pháp luật, thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì có thể được nghỉ dài hơn rất nhiều, thậm chí thời gian nghỉ ốm có thể bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể: Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Khi nghỉ ốm đau dài ngày, người lao động được hưởng một số quyền lợi như: Hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo. Người lao động nghỉ ốm đau thông thường và nghỉ ốm đau dài ngày tối đa 180 ngày thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp nghỉ hết 180 ngày nêu trên mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng chế độ ở mức thấp hơn.
Cụ thể mức hưởng theo tháng bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Trường hợp người cao tuổi 75 tuổi mà không có lương hưu, bảo hiểm hằng tháng và các loại bảo hiểm khác thì hiện nay chưa áp dụng hình thức trợ cấp nào, tuy nhiên, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề cập tới vấn đề này. Theo đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25