Để các công viên thực sự là những "bức tranh" đẹp
Nỗ lực cải tạo, xây dựng công viên cho người dân “Lá phổi xanh” giữa trung tâm Thủ đô thay đổi ấn tượng |
Nhiều năm vẫn thế
Với mong muốn đem đến thêm nhiều địa chỉ xanh hơn cho người dân Thủ đô và du khách, thành phố Hà Nội đã chi hàng nghìn tỉ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều vườn hoa, công viên. Những nỗ lực này thực sự đã phát huy một phần hiệu quả, song nhìn chung vẫn chưa có chuyển biến rõ nét.
Những trò chơi nhuốm màu “thời gian” trong Công viên Thống Nhất. |
Điển hình như công viên Thống Nhất Hà Nội, được xây dựng từ năm 1958, có diện tích lên đến 50ha, đây là một trong những công viên lớn nhất của Thủ đô. Công viên Thống Nhất tiếp giáp với 4 mặt phố gồm: Đại Cồ Việt, Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình Chiểu và Lê Duẩn, ở giữa trung tâm là Hồ Bảy Mẫu. Với khung cảnh thiên nhiên trong lành, nơi đây còn được ví von là “lá phổi xanh của Thủ đô”. Công viên cũng là địa điểm lý tưởng được đông đảo người dân và du khách lựa chọn để dạo mát, vui chơi giải trí hàng ngày và vào mỗi dịp cuối tuần.
Theo tìm hiểu của phóng viên, quá trình xây dựng công viên Thống Nhất bắt đầu từ năm 1955, thời gian đó tầng lớp học sinh, sinh viên và công chức Thành phố đã thực hiện phong trào lao động chủ nghĩa, tự nguyện góp công gánh đất, nạo vét đáy hồ, san đất và trồng cây xanh. Nhưng phải tới năm 1958 công viên Thống Nhất mới chính thức được khởi công xây dựng với mong muốn “Đất nước sớm ngày hòa bình, nam bắc thống nhất một nhà”. Bởi vậy, công viên mới được đặt tên là “Thống Nhất”. Ở cả ba khu đất tượng trưng cho ba miền đều được phủ xanh, con đường lớn ở giữa mang biểu trưng cả nước thống nhất, cùng hai hòn đảo lớn giữa hồ Bảy Mẫu được đặt tên là đảo Thống Nhất và đảo Hòa Bình.
Tuy vậy, sau hơn 60 năm hoạt động, ngoại trừ việc phá bỏ hàng rào phía đường Trần Nhân Tông khiến nhìn từ phía này công viên thật sự thoáng, rộng, còn lại các hạng mục của công viên gần như không có sự thay đổi nào đáng kể. Chia sẻ sau một buổi đi chơi quanh công viên, anh Trần Anh Tú (30 tuổi, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) cho biết, hầu hết các trò chơi của công viên từ đoàn tầu Thống Nhất, xe bay, xe điện đụng, tầu hỏa trên cao… đều đã có tuổi đời từ 10 đến vài chục năm. Ngôi nhà Gương có tuổi đời 40 cũng chỉ mới được trùng tu lại vào năm 2017.
“Ngày bé, mỗi dịp đặc biệt tôi được bố mẹ cho vào chơi trong công viên Thống Nhất, do đó tôi quen thuộc với từng trò chơi ở đây. Đến giờ sau hơn 20 năm, tôi lại cho con tôi vào đây chơi. Tôi thấy công viên gần như không có sự thay đổi nào đáng kể”, anh Tú chia sẻ.
Cũng như công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội là điểm đến ưa thích của nhiều gia đình, nhưng cũng đang trong tình trạng cũ kĩ, xuống cấp. Theo lãnh đạo Vườn thú Hà Nội thì hiện tại đơn vị đang chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn, trưng bày trên 700 cá thể động vật hoang dã thuộc 77 loài, trong đó có rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu như là: Hổ, Sư tử, Gấu, Hươu cao cổ, Hà mã, Voi, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam đuôi trắng… cùng các loại thú họ Cầy.
Nếu chiểu theo Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 8/12/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì Công viên Cây xanh và Chăn nuôi động vật trưng bày trên địa bàn, thì Vườn thú Hà Nội vẫn đạt đủ các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nếu so sánh với các khu vườn thú khác ở ngay trong nước thì vẫn chưa đủ và Vườn thú Hà Nội mới chỉ đạt ở mức chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh sản… chưa phải là trưng bày.
Đơn cử như khu vực nuôi nhốt thú dữ, hầu hết các cá thể từ Hổ, Gấu đều mới chỉ được nuôi nhốt trong chuồng, khu vực chuồng trưng bày thú dữ vẫn đang được xây dựng từ vài năm nay và chưa hẹn được ngày khai trương. Khu vực chăn nuôi của hai cá thể Voi cũng phải đợi đến khi các cơ quan truyền thông vào cuộc thì mới được sửa chữa, cải tạo…
Còn tại Công viên Bách Thảo, hiện nhiều hạng mục đã bị mục nát, xuống cấp nghiêm trọng và đơn vị quản lý cũng chẳng còn cách nào ngoài rào chắn, khóa chặt một số khu vực nhằm tránh nguy hiểm cho người dân vào tham quan… Đây đều là những tồn tại đã lâu ở cả 3 công viên mà chưa có cơ chế nào để giải quyết.
Bao giờ khoác áo mới?
Theo Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, trong giai đoạn 2023 - 2026, Thành phố sẽ chi gần 890 tỉ đồng để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp các công viên: Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội và Bách Thảo. Cụ thể, Hà Nội dành hơn 408 tỉ đồng để cải tạo Công viên Thống Nhất, gần 330 tỉ đồng cải tạo Vườn thú Hà Nội và gần 149 tỉ đồng cho Công viên Bách Thảo.
Với Vườn thú Hà Nội và Bách Thảo, thành phố Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp. Đây là 2 công viên có tính đặc thù nên Thành phố đang cân nhắc các phương án xây dựng "công viên mở" vừa đảm bảo an toàn, vừa hài hòa với cảnh quan khu vực.
Còn với Công viên Thống nhất, Thành phố sẽ xây dựng mới các chòi nghỉ kết hợp nhà vệ sinh và khu tiện ích; lắp hệ thống chiếu sáng thẩm mỹ, truyền thanh; camera và thu gom rác. Cổng vào công viên nằm ở phía đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Đại Cồ Việt sẽ được nâng cấp. Các hạng mục khác cũng được cải tạo gồm: Trục đường nội bộ trung tâm, quảng trường lớn, sân trưng bày triển lãm kết hợp với phố đi bộ, khu vui chơi cho trẻ em, khu sân tập thể dục thể thao...
Trước hết, cần phải khẳng định đây là một chủ trương chính xác và mang nhiều tính nhân văn của Hà Nội với mong muốn giữ gìn những không gian xanh công cộng, góp phần làm cho bộ mặt đô thị của Thủ đô thêm xanh, đẹp, văn minh hơn. Tuy nhiên, nếu mở rộng câu chuyện ra sẽ bộc lộ thêm nhiều vấn đề. Đó là cả 3 địa chỉ nói trên, gồm: Công viên Thống Nhất, Vườn thú Hà Nội, Công viên Bách Thảo đều là những “di sản” đã có từ lâu và đô thị Hà Nội ngày nay đang thừa hưởng những trái ngọt đó.
Trong khi đó, những địa chỉ mới mà Thành phố đã không tiếc tiền đầu tư xây dựng, thì đều không được sử dụng đúng mục đích hoặc hoang phế, xuống cấp không thu hút được người dân. Điển hình trong số này là Công viên Tuổi trẻ, Công viên Thiên văn học, Công viên Linh Đàm… Hai địa chỉ là Công viên Cầu Giấy, Công viên Hòa Bình có “đỡ hơn” nhưng cũng chẳng có gì hấp dẫn.
Được biết, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn với danh mục lên đến 45 địa chỉ. Dự kiến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng sẽ tiếp tục được chi để mang thêm những địa chỉ xanh đến với người dân, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có sự đổi mới trong quản lý, duy trì rất khó để đảm bảo các công trình này không lặp lại câu chuyện đáng buồn của các công viên, vườn hoa trước đó.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25