Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa
Cầu nối để startup Việt nhận 50.000 USD từ Google Hợp tác thúc đẩy xúc tiến du lịch Hà Nội 350 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2022 |
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ. (Ảnh: HPA) |
Hội chợ có quy mô 100 gian hàng với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trong cả nước, đặc biệt thu hút một số tỉnh, thành phố như: Lào Cai, Cao Bằng, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hoà Bình, Lâm Đồng… tham gia. Qua đó, giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố như: Nông sản, thực phẩm, đồ uống, nước mắm, trà, rau củ, hoa quả tươi, hoa quả sấy khô, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP…
Hội chợ đã phản ảnh nỗ lực của Ban tổ chức nhằm giữ gìn, quảng bá giá trị, hình ảnh văn hóa lịch sử của di tích thắng cảnh Hương Sơn và Lễ hội chùa Hương; thúc đẩy hoạt động xúc tiến giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản địa phương, quảng bá điểm đến du lịch tới người dân và du khách.
Đồng thời, qua đây cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng nâng cao nhận thức, lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng thương hiệu sản phẩm Việt, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Hơn 100 doanh nghiệp trong cả nước tham gia Hội chợ. (Ảnh: HPA) |
Đây là hoạt động xúc tiến có ý nghĩa trong việc tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác kết nối giữa các địa phương; kích cầu tiêu dùng trong khuôn khổ hoạt động của Lễ hội chùa Hương, kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, phục vụ nhu cầu mua sắm, trải nghiệm của người dân Thủ đô và du khách.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, trong thời gian diễn ra hội chợ, các cơ sở sản xuất của huyện Mỹ Đức cũng đã giới thiệu nhiều sản vật, sản phẩm tiêu biểu của huyện như: Lụa, khăn tơ tằm, tranh, khăn tơ sen, rượu, rau, hoa quả đặc sản (mơ Hương Tích, rau sắng chùa Hương) các loại…
Bên lề hội chợ sẽ có các hoạt động trưng bày quảng bá, giới thiệu, giao thương, kết nối doanh nghiệp. Tại đây, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức quảng bá, giới tiệu bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng Thủ đô và du khách; tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, doanh nghiệp sản xuất còn giao thương, kết nối các đơn vị phân phối, từ đó quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng mối liên kết tiêu thụ hàng hóa.
Các đại biểu thăm quan gian hàng tại Hội chợ. (Ảnh: HPA) |
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ đang được nhiều người dân quan tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Bùi Duy Quang cho biết, các sản phẩm bày bán tại hội chợ đã được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa.
Người tiêu dùng khi đến với hội chợ không chỉ tiếp cận với hàng hóa, đặc sản vùng miền chất lượng cao mà còn được trải nghiệm các dịch vụ du lịch tiêu biểu của Lễ hội chùa Hương. Chương trình tổ chức với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, các đơn vị của một số tỉnh, thành phố và khu vực Đồng bằng sông Hồng.
“Hội chợ Xúc tiến thương mại - du lịch 2023 tại huyện Mỹ Đức” sẽ diễn ra đến hết ngày 26/3 tại sân vận động thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ còn có nhiều hoạt động như: Trưng bày quảng bá, giới thiệu, giao thương, kết nối doanh nghiệp. Tại đây, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức quảng bá, giới tiệu bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thủ đô và du khách, tổ chức trình diễn sản phẩm, giới thiệu câu chuyện về sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất tham gia Hội chợ giao thương, kết nối các đơn vị phân phối, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu thương hiệu đến người tiêu dùng. Sản phẩm trưng bày tại hội chợ được Ban tổ chức lựa chọn các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm… khuyến khích doanh nghiệp phát triển, giới thiệu những sản phẩm mới, sáng tạo, bao bì đẹp (quy tụ được các sản phẩm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đặc sản địa phương; các sản phẩm nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…). Hoạt động quảng bá văn hóa, xúc tiến du lịch: Tôn vinh, sản phẩm làng nghề truyền thống như trải nghiệm đặc sản văn hoá rối cạn, nặn tò he, viết thư pháp, trình diễn của nghệ nhân làng nghề truyền thống,… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02