Đẩy mạnh cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại để tránh rủi ro cho các doanh nghiệp
Theo Cục PVTM (Bộ Công Thương), hiện Việt Nam đang tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dù mang lại nhiều triển vọng xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam, tuy nhiên sẽ xảy ra những nguy cơ khi Việt Nam phải đối diện với những vụ kiện PVTM do nước nhập khẩu khởi xướng điều tra do các FTA truyền thống và cả FTA thế hệ mới hầu hết đều đã có điều khoản về PVTM.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 209 vụ việc nước ngoài tiến hành điều tra PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc các nước ngày càng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được nhìn nhận là một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu.
Cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại sẽ tránh rủi ro cho các doanh nghiệp. Ảnh minh họa |
Dự báo, trong giai đoạn 2021-2030, có khả năng Việt Nam sẽ tăng gấp đôi kim ngạch xuất nhập khẩu và đạt đến con số 1.000 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc có thể dẫn đến xuất hiện nhiều hơn các biện pháp PVTM đối với xuất khẩu và Việt Nam…
Trước nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM, Cục PVTM cũng đã nêu rõ là sẽ có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất trong nước. Trong đó, nếu hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng thuế PVTM ở mức cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.
Không chỉ vậy, thời gian tới, khó khăn, thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong ứng phó với các vụ kiện PVTM sẽ lớn hơn, khi các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đang ngày càng được mở rộng và liên kết nhiều quốc gia với nhau tác động đến các biện pháp PVTM. Mặt khác, các vụ kiện về PVTM phát sinh những xu hướng mới như kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện kép... làm gia tăng số lượng các vụ kiện về PVTM.
Với những thách thức đặt ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM.
Mục tiêu của đề án nhằm cảnh báo trước những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị nước ngoài điều tra PVTM là nhằm giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, giúp các cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh việc cảnh báo nguy cơ bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM, theo các chuyên gia kinh tế, hệ thống cảnh báo sớm còn giúp các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động đấu tranh với các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp PVTM.
Hiện nay, định kỳ hàng quý, Cục PVTM đều cập nhật và thông báo công khai danh sách cảnh báo để các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác có định hướng cụ thể, chuẩn bị trước cho khả năng bị nước ngoài tiến hành điều tra PVTM.
Trên cơ sở danh sách cảnh báo do Cục cung cấp, các cơ quan chức năng cũng đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài; hợp tác với cơ quan chức năng của các đối tác thương mại nhằm ngăn chặn các hành vi mạo nhận xuất xứ Việt Nam để lẩn tránh biện pháp PVTM một cách bất hợp pháp…
Ngoài cập nhật danh sách cảnh báo báo sớm, Cục PVTM đã đẩy mạnh việc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Tăng cường cung cấp thông tin, khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp không tiếp tay cho các doanh nghiệp có ý định, hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ Việt Nam, lẩn tránh biện pháp PVTM. Nhờ đó, các Hiệp hội, doanh nghiệp đã có nhận thức tốt hơn về vấn đề này.
Trước xu thế bảo hộ gia tăng, về phía doanh nghiệp, để tránh các rủi ro về kiện PVTM, lãnh đạo Cục PVTM cũng đã khuyến nghị cần cải thiện năng lực ứng phó, hiểu biết chắc chắn về PVTM.
Theo đó, doanh nghiệp phải trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, quy định PVTM trong các FTA giữa Việt Nam và các đối tác để nắm rõ các nghĩa vụ và quyền lợi; dự trù thuê luật sư khi cần thiết; xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng.
Trường hợp bị khởi xướng điều tra, cần xem xét tham gia vụ việc một cách tích cực bằng cách trả lời bản câu hỏi đúng thời hạn, hợp tác với cơ quan điều tra nước ngoài, tránh việc bị cơ quan điều tra nước ngoài sử dụng các dữ liệu sẵn có khi đánh giá, phân tích trong kết luận vụ việc...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02