Dấu ấn chợ Đồng Xuân
Ngôi chợ cổ xưa nổi tiếng của Hà Nội | |
Hồn của Ngõ... | |
Ứng xử văn minh ở chợ Đồng Xuân |
Thăng trầm cùng lịch sử!
Trải qua nhiều biến cố, chứng kiến biết bao thăng trầm của Thăng Long – Hà Nội, chợ Đồng Xuân đã trở thành một nhân chứng lịch sử quan trọng, chứa đựng không ít những tinh hoa của nền văn hóa kinh kỳ.
Chợ Đồng Xuân ngày càng thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. (Ảnh: Lương Hằng) |
Hơn một thế kỉ trước, khi con sông Tô Lịch còn chưa bị lấp nhiều, người dân Kẻ Chợ vẫn thường tụ họp ở hai chợ nhỏ bên bờ sông: Một chợ ở đền Bạch Mã thuộc phường Hà Khẩu (phố Hàng Buồm ngày nay), một ở bến và chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường ngày nay). Hai chợ nhỏ họp ngay ngoài trời trên nền đất trống, bến thuyền tấp nập với đủ loại sản vật. Chợ còn họp lan sang đến Huyền Thiên (phố Hàng Khoai ngày nay) cạnh đó.
Đến năm 1889, chính quyền thành phố của người Pháp dẹp hai chợ này rồi dồn dân vào một chợ to hơn, là khu đất trống của phường Đồng Xuân. Đến năm 1890, chợ Đồng Xuân bắt đầu được xây khung sắt, mái tôn kẽm và trở thành ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Chợ có 3 cổng chính và 2 đường ngách, một thông sang Hàng Khoai và một ngõ nhỏ hơn thông sang Hàng Chiếu. Sau năm 1954, thành phố cho sửa sang, lợp lại mái tôn, sắp xếp lại bố cục bên trong, chợ Đồng Xuân đã trở thành một khu giao thương sầm uất.
Tuy nhiên, vào năm 1994 chợ Đồng Xuân bị hỏa hoạn, thiêu rụi toàn bộ các sạp hàng gây thiệt hại lớn cho các hộ kinh doanh. Hiện tại, chợ Đồng Xuân đã được xây mới gồm có ba mái vòm chính chạy dọc theo phố Đồng Xuân với diện tích hơn 14000m2 và trên 2000 hộ kinh doanh trong khu chợ chính, gần 1000 hộ trong khu chợ đêm với nhiều ngành nghề khác nhau.
Do hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về giao thông và dân cư, đặc biệt khi người Pháp xây dựng xong cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân đã trở thành tụ điểm giao thương sầm uất nổi tiếng cả miền Bắc, thu hút được sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài thường xuyên qua lại buôn bán. Cùng với việc duy trì các phố buôn bán và sản xuất hàng thủ công truyền thống như Hàng Chiếu, Hàng Giấy, Hàng Đậu… Chợ Đồng Xuân còn là đầu mối phân phối, buôn bán hàng hóa, là trung tâm các hoạt động kinh tế của Thành phố Hà Nội, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả khu vực miền Bắc, thậm chí trong cả nước.
Xây dựng chợ Đồng Xuân văn minh, lịch sự
Được biết đến là khu chợ có bề dày lịch sử, văn hóa, chợ Đồng Xuân trong những năm qua đã không ngừng phát triển, trở thành địa chỉ đỏ của du khách trong nước và quốc tế. Tất cả những sản vật quý hiếm, ngon lành của khắp các địa phương đều có mặt ở đây, từ vải vóc, tơ lụa, gấm nhung cho đến những sản vật của rừng núi như măng, nấm. Nếu đã có một lần ghé qua và nếm thử những thứ quà vặt tại chợ Đồng Xuân thì chẳng vị khách nào có thể quên được mùi thơm nức mũi của món bánh tôm, bún chả que tre… Tất cả tạo nên sự đặc sắc riêng của ẩm thực chợ Đồng Xuân mà không nơi nào có được.
Để gìn giữ những nét đẹp văn hóa của chợ Đồng Xuân, các tiểu thương nơi đây đã cùng nhau xây dựng một khu chợ văn minh, văn hóa. Theo đó, Ban quản lý chợ đã phối hợp với Hội phụ nữ chợ đưa ra bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng vào hoạt động kinh doanh hằng ngày. Bộ Quy tắc ứng xử này được các tiểu thương nhiệt tình hưởng ứng, cũng từ việc thực hiện nghiêm túc bộ Quy tắc ứng xử mà lượng du khách tìm đến chợ Đồng Xuân ngày một tăng.
Là tiểu thương đã gắn bó với chợ Đồng Xuân từ thời còn theo cha mẹ đi bán hàng, chủ cửa hàng Tâm Thu cho biết: “Gia đình tôi bán hàng ở chợ Đồng Xuân tính đến nay đã hơn 60 năm. So với trước kia, cách ứng xử của các tiểu thương tại chợ đã có nhiều thay đổi, ngày một văn minh, lịch sự hơn. Trước đây, các tiểu thương trong chợ thường nói giá thách để khách hàng tự trả giá, thế nhưng, một vài năm trở lại đây, mọi mặt hàng đều được niêm yết giá, các tiểu thương cũng tuân thủ đúng quy định, không có tình trạng chặt chém khách hàng. Tiểu thương nào nói thách hoặc bán giá cao hơn so với mặt bằng chung thì sẽ dần mất khách, không bán được hàng.”
Từ khi bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng được đưa vào hoạt động kinh doanh hằng ngày, các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân ngày một gắn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. (Ảnh: Lương Hằng) |
Lần đầu tiên ghé thăm chợ Đồng Xuân, bạn Nguyễn Thị Hương (Huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Mình học tập và sinh sống tại Hà Nội tính đến nay đã gần 2 năm, thời gian đầu mới ra Hà Nội, mình được một người họ hàng đưa tới tham quan chợ Đồng Xuân. Kể từ khi đó tới nay bây giờ mình mới có dịp thăm lại chợ, hàng hóa tại chợ khá đa dạng, phong phú, mê nhất là khu ăn uống tại chợ, ở đây hội tụ nhiều món ngon đặc sản của Hà Nội cũng như các vùng miền. Đặc biệt, mình khá hài lòng với cách ứng xử của tiểu thương trong chợ với khách hàng, thái độ niềm nở, tươi cười khiến mình muốn quay trở lại nhiều lần hơn nữa.”
Ngoài chuyển biến trong việc ứng xử giữa tiểu thương với khách hàng mà việc sắp xếp các gian hàng và hàng hóa cũng là điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn, tại khu vực sảnh chính, các gian hàng nhỏ với đa dạng các loại hàng hóa, những sản phẩm cùng loại được trưng bày liền kề với nhau. Các biển hiệu, gian hàng cạnh tranh công bằng, không để gian hàng nào bị lấn át. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa đều được đóng gói sạch sẽ, có thương hiệu, nhãn mác đầy đủ, niêm yết giá công khai, góp phần loại bỏ tình trạng chặt chém, nói thách khách hàng. Thêm vào đó công tác giữ gìn vệ sinh khu chợ cũng được các chủ cơ sở kinh doanh quan tâm, rác thải được thu gom đúng nơi quy định.
Phát huy nét đẹp tương thân, tương ái, khi lượng khách du lịch ngày càng đổ về chợ đông, các tiểu thương trong chợ còn giúp đỡ nhau cùng bán hàng. Do buôn bán tại chợ lâu đời nên các tiểu thương là người nắm rõ nhất những cửa hàng nào cùng bán chung mặt hàng với mình, do đó khi khách hàng muốn mua mặt hàng mà quầy không có sẵn, các tiểu thương sẽ vui vẻ giới thiệu khách tới quầy bên cạnh để có thể mua được mặt hàng ưng ý. Với sự phát triển của công nghệ 4.0, nhiều tiểu thương cũng ý thức hơn trong việc quảng bá hình ảnh của chợ Đồng Xuân. Theo các tiểu thương, mỗi người khách nước ngoài đến với chợ Đồng Xuân sẽ là một tuyên truyền viên quảng bá hình ảnh cho chợ Đồng Xuân thông qua công cụ đánh giá trên mạng, do đó, dù họ không mua hàng nhưng cũng phải đón tiếp nhiệt tình, tạo ấn tượng tốt cho du khách tham quan.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51