Đảm bảo an sinh cho lao động giúp việc gia đình
97% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm xã hội ILO: Chỉ 6% lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện |
Còn nhiều rào cản
Mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố một nghiên cứu mang tên “Biến quyền an sinh xã hội thành hiện thực cho người lao động giúp việc gia đình”. Báo cáo của ILO đã cho thấy một bức tranh khá toàn diện về vấn đề an sinh đối với lao động làm công việc giúp việc gia đình ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Lao động giúp việc gia đình có đóng góp quan trọng nhưng còn lọt lưới an sinh. |
Theo ILO, có khoảng một nửa số lao động này hoàn toàn không thuộc diện bao phủ của an sinh xã hội và nửa còn lại đa phần cũng chỉ được hưởng ít nhất một cơ chế bảo vệ về pháp lý. Một điểm quan ngại, ngay cả khi họ được bảo vệ về mặt pháp lý thì cũng chỉ có 1/5 số lao động giúp việc gia đình thực sự được bảo vệ trên thực tế do phần đông trong số họ hiện đang làm công việc phi chính thức.
Báo cáo giải thích rằng, dù lao động giúp việc gia đình đóng góp quan trọng cho xã hội, hỗ trợ phần lớn các nhu cầu cá nhân và chăm sóc của hộ gia đình, song vẫn có tới gần 75,6 triệu lao động giúp việc gia đình trên thế giới phải đối diện với nhiều rào cản để được thuộc diện bao phủ và được tiếp cận hiệu quả với an sinh xã hội. Nguyên nhân do họ thường không thuộc diện bao phủ của pháp luật an sinh xã hội quốc gia.
Đáng chú ý, với 76,2% lao động giúp việc gia đình (57,7 triệu người) là phụ nữ, những khoảng trống về an sinh xã hội như vậy càng khiến phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương.Cũng theo báo cáo này, mặc dù rất ít lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện, nhiều khả năng họ vẫn đáp ứng được những điều kiện để được hưởng trợ cấp tuổi già, trợ cấp khuyết tật, chế độ tử tuất và quyền lợi chăm sóc y tế và ở mức độ thấp hơn một chút; được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp ốm đau. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ lại không được tiếp cận với các chế độ trợ cấp, an sinh xã hội trợ cấp liên quan đến thất nghiệp hay thương tật nghề nghiệp.
Báo cáo của ILO cũng nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Ở Châu Âu và Trung Á, 57,3% lao động giúp việc gia đình thuộc diện bao phủ về pháp lý và được hưởng mọi chế độ trợ cấp an sinh xã hội. Hơn 10% đối tượng lao động này được hưởng quyền lợi như vậy ở Châu Mỹ.Trong khi đó, hầu như không một ai được hưởng đầy đủ các chế độ ở các Quốc gia Ả Rập, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi, là những khu vực tuyển dụng số lượng lao động giúp việc gia đình đáng kể.
Báo cáo của ILO còn nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ những khoảng trống trong diện bao phủ an sinh xã hội mà lao động giúp việc gia đình phải gánh chịu. Theo đó, họ là một trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, nhiều người bị mất việc làm và sinh kế. Nhiều người trong số những người duy trì được công việc thì thường xuyên tiếp xúc với dịch bệnh mà không có đủ trang bị bảo hộ. Họ hiếm khi có thể dựa vào cơ chế bảo vệ sức khỏe đầy đủ, trợ cấp ốm đau hay trợ cấp thất nghiệp. Điều này càng khiến họ dễ bị tổn thương hơn.
Quyền tiếp cận các chính sách an sinh
ILO cho rằng, những thách thức trong việc đảm bảo lao động giúp việc gia đình thuộc diện bao phủ an sinh xã hội là có thật nhưng không phải không thể vượt qua. Cụ thể, báo cáo chỉ ra một số tiêu chuẩn lao động quốc tế có thể giúp đưa ra các giải pháp, bao gồm Công ước về Người lao động giúp việc gia đình năm 2011 (Số 189) và Khuyến nghị năm 2011 (Số 201), cũng như Khuyến nghị về Sàn An sinh Xã hội năm 2012 (Số 202) và Công ước về An sinh Xã hội (Tiêu chuẩn Tối thiểu) năm 1952 (Số 102).
Để đảm bảo lao động giúp việc gia đình được hưởng các điều kiện ít nhất là tương đương với các điều kiện hiện áp dụng đối với những người lao động khác, ILO cũng đưa ra các khuyến nghị. Thứ nhất, cần đảm bảo lao động giúp việc gia đình được hưởng các điều kiện ít nhất là tương đương với những điều kiện hiện áp dụng đối với những người lao động khác. Thứ hai, cần điều chỉnh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đảm bảo phạm vi pháp lý chuyển thành phạm vi bao phủ trong thực tế. Thứ ba, cần đơn giản hóa và hoàn thiện các thủ tục đăng ký và thanh toán và phát triển các cơ chế tài chính thích hợp. Thứ tư, cần thiết kế hệ thống phúc lợi phù hợp với đặc thù của công việc giúp việc gia đình. Thứ năm thúc đẩy công tác thanh tra cũng như các cơ chế góp ý và khiếu nại để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Thứ sáu, nâng cao nhận thức của lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của họ. Cuối cùng là thúc đẩy cách tiếp cận chính sách tích hợp có sự tham gia của các bên liên quan.
Đại diện ILO cho rằng những rào cản đối với việc cải thiện quyền của người lao động giúp việc gia đình bắt rễ sâu xa từ các chế độ phụ hệ và thứ bậc, vốn đánh giá thấp công việc của phụ nữ và coi nhà là không gian riêng tư và không nên được coi là nơi làm việc. Như vậy, phá bỏ những rào cản này có thể là một thách thức đối với những người vẫn duy trì tư tưởng truyền thống như vậy. Đại diện ILO nhấn mạnh, những công việc thiết yếu mà người lao động giúp việc gia đình đảm nhận phải được ghi nhận, thực hiện thông qua các khuôn khổ pháp lý đảm bảo quyền, an sinh xã hội của họ nhằm mang lại sự yên ổn lâu dài cho người lao động giúp việc gia đình./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56