Đại biểu Quốc hội nhất trí tiếp tục quy định kinh phí công đoàn là 2%
Đề xuất nhiều giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam Hôm nay (18/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) |
Nhất trí tiếp tục quy định kinh phí công đoàn là 2%
Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) tán thành việc quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”. “Vì đây là nội dung đã thực hiện ổn định, lâu dài, không phát sinh nhiều vướng mắc trên thực tế”, đại biểu nói.
Về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng, nên quy định ngay trong dự thảo Luật như phương án 2 của Dự thảo. Theo đại biểu, việc quy định cụ thể tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn là cần thiết, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng tài chính công đoàn.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương). (Ảnh: Quốc hội) |
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho việc tăng cường bố trí nguồn kinh phí công đoàn cho các hoạt động của công đoàn cơ sở - là nơi trực tiếp chăm lo cho đời sống của người lao động, theo đại biểu, nên có sự linh hoạt trong việc quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí công đoàn, không quy định cứng tỷ lệ 25% và 75% như dự thảo Luật, mà chỉ nên quy định đó là tỷ lệ “tối thiểu” và tỷ lệ “tối đa”.
Cụ thể, đề nghị xem xét quy định “Kinh phí công đoàn theo điểm b khoản 1 điều 29 do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng tối đa 25%, còn lại được phân phối cho Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) cũng nhất trí tiếp tục quy định kinh phí công đoàn là 2%. Đồng thời, đại biểu cho rằng, cần có chế tài đủ mạnh để xử lý việc nợ đọng kinh phí công đoàn. Với các doanh nghiệp khó khăn, dẫn đến không có khả năng đóng phí, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể việc xem xét miễn, giảm, tạm dừng đóng phí.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) phân tích, tiếp tục quy định thu kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để Công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội). (Ảnh: Quốc hội) |
“Tuy nhiên, nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định cụ thể về công tác thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính Công đoàn. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về tài chính Công đoàn sẽ minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả hơn, tránh được thất thoát, lãng phí. Đồng thời cũng khắc phục được tình trạng chủ doanh nghiệp can thiệp quá sâu vào hoạt động thu, chi tài chính của Công đoàn”, đại biểu nói.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị dành một mục riêng để quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Công đoàn cơ sở (CĐCS). Bởi, CĐCS có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của hệ thống Công đoàn; là nơi trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn. CĐCS có mạnh, thì tổ chức Công đoàn mới mạnh.
Thực tế cho thấy hoạt động của CĐCS thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, kém hiệu quả. Vị thế, tiếng nói của Công đoàn trong doanh nghiệp còn mờ nhạt; năng lực thương lượng, đối thoại và đại diện, bảo vệ của CĐCS vẫn là khâu yếu. Những tồn tại, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là chúng ta chưa có một quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng cho CĐCS.
Theo đại biểu, đây không chỉ là định chế pháp luật đơn thuần, mà đối với CĐCS còn là những định hướng, dẫn dắt, tạo thuận lợi trong triển khai, áp dụng. Việc quy định chung chung quyền, trách nhiệm cho tất cả các cấp Công đoàn và các loại hình CĐCS như trong dự thảo Luật là chưa hợp lý và chưa khoa học.
Khẳng định rõ hơn vai trò của Công đoàn trong hoạt động giám sát xã hội
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn tỉnh Bắc Giang) góp ý, so với Luật hiện hành thì quyền và trách nhiệm giám sát của Công đoàn đã được tách bạch thành 1 điều riêng. Theo đó, Công đoàn không chỉ “tham gia, phối hợp” mà còn có quyền chủ động thực hiện giám sát; nhằm khẳng định rõ hơn vai trò của Công đoàn trong hoạt động giám sát xã hội.
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn tỉnh Bắc Giang). (Ảnh: Quốc hội) |
Quy định trên vừa phù hợp và thống nhất với các quy định của Đảng, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở... vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Bắc Giang cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để bảo đảm các kiến nghị sau giám sát của Công đoàn được thực hiện trong thực tế, vì bên cạnh việc quy định Công đoàn có các quyền kiến nghị sau giám sát, thì còn thiếu các quy định về đối tượng giám sát, quyền và trách nhiệm của các đối tượng được Công đoàn giám sát, nhất là trách nhiệm thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Công đoàn.
Vì vậy, đại biểu đề nghị cần sửa lại tên Điều 16 của dự thảo Luật về “Giám sát của Công đoàn” thành “Giám sát của Công đoàn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” (tương tự như Điều 15 quy định về “Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”), nhằm làm rõ đối tượng được Công đoàn giám sát là các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Đồng thời cần nghiên cứu, bổ sung thêm 1 điều quy định về: Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Công đoàn giám sát. Trong đó cần quy định rõ: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Công đoàn giám sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời những nội dung kiến nghị sau giám sát của Công đoàn; thực hiện kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến những nội dung kiến nghị giám sát của Công đoàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Hà Nội: Dự kiến nhiều cầu vượt sẽ được xây dựng tại các điểm ùn tắc giao thông
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Hà Nội: Tuyến buýt số 43 sẽ tạm dừng hoạt động
Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ được tặng Cờ đơn vị xuất sắc năm 2024
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
Tin khác
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
Tin mới 06/01/2025 17:47
Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển Việt Nam
Tin mới 06/01/2025 16:57
Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe
Thời sự 06/01/2025 08:05
Cả nước có 95,52 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 94,2% dân số
Tin mới 06/01/2025 06:05
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đội tuyển Việt Nam và thăm hỏi cầu thủ Nguyễn Xuân Son
Tin mới 05/01/2025 23:22
Đại tá Nguyễn Đức Hải làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
Tin mới 05/01/2025 10:49
Chính phủ bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai
Tin mới 03/01/2025 15:43
Chính sách mới với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở
Tin mới 03/01/2025 15:07
Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi
Tin mới 03/01/2025 10:32
Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang
Tin mới 01/01/2025 00:10